Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng ép rau tốt hơn? 5 mẹo để ép rau xanh dễ dàng

Với những người yêu nước ép, khái niệm “nước ép xanh” chắc hẳn không còn quá xa lạ. Chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, nước ép từ các loại rau xanh không chứa nhiều đường. Tuy nhiên, thức uống xanh này lại rất kén máy ép, không phải loại máy ép nào cũng có thể dễ dàng chiết xuất được nước từ rau xanh. 

Vì sao cần chú ý chọn máy ép khi ép rau? 

Nếu đã từng trải nghiệm việc ép các loại rau như cần tây, cải kale,…bạn chắc chắn hiểu được những vấn đề hay gặp phải khi ép chúng. Ngược lại, nếu đang tìm hiểu và muốn bắt đầu với nước ép rau củ thì các loại rau xanh này sẽ khiến bạn phải cẩn thận hơn đấy!

Lý do đầu tiên là bởi việc chiết xuất nước từ các loại rau xanh khó hơn rất nhiều. Khác với các loại quả mềm vốn đã mọng nước với phần thịt dày, thì rau xanh dai hơn và có nhiều xơ hơn, khiến việc chiết xuất ra nước cũng hạn chế hơn. Ngoài ra, phần lá cũng rất mỏng, khó có thể ép ra nước.

Các Loại Rau Thường Sẽ Khó ép Hơn Hoa Quả
Các loại rau xanh, nhiều lá, thân dai thường sẽ khó ép hơn hoa quả

Vấn đề thứ hai có thể gặp phải khi ép các loại rau xanh là tình trạng kẹt máy, tắc bã. Thân rau dài, dai với nhiều xơ cứng có thể cuốn quanh trục ép hay lưỡi dao, gây ra tình trạng tắc máy. Phần bã nhiều xơ thô, khô hơn bình thường cũng khó được đẩy ra ngoài, dễ bị kẹt lại, cản trở máy hoạt động.

Máy ép chậm và máy ép nhanh? 

Trên thị trường hiện nay đang có hai loại máy ép chính: máy ép nhanh (máy ép ly tâm) và máy ép chậm. Hai loại máy này có cơ chế hoạt động khác nhau. Vì vây, cũng có hiệu quả khác nhau.

Máy ép nhanh sử dụng mâm xay dạng tròn có nhiều lưỡi dao và lưới lọc để tách nước từ thực phẩm. Với tốc độ cao, rau củ và trái cây sẽ được cắt rất nhỏ. Từ đó, thành tế bào bị phá vỡ, tách phần nước ra khỏi phần bã. 

Chính bởi cơ chế hoạt động này, máy ép nhanh khó có thể xử lý tốt rau xanh. Các sợi xơ cứng của rau không những khó có thể được cắt nhỏ mà còn dễ bị cuốn vào lưỡi dao. Ngoài ra, sử dụng máy ép nhanh cũng chiết xuất được ít nước từ rau hơn.

Ngược lại, máy ép chậm sử dụng trục ép để ép nghiền nguyên liệu, tách nước ra khỏi bã. Cách hoạt động này sẽ không bị ảnh hưởng bởi các xơ cứng cũng như độ dai của rau xanh. Hơn nữa, tốc độ ép chậm cũng giúp ép được nhiều nước hơn từ cả lá và thân rau.

Máy ép chậm Omega Juicers
Các dòng máy ép chậm thường được ưu tiên hơn khi nhắc đến dinh dưỡng trong rau củ quả

So sánh máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng

Các dòng máy ép chậm hiện nay được chia ra làm hai loại chính: máy ép chậm trục đứng và máy ép chậm trục ngang. Sở hữu cùng một cơ chế hoạt động, tuy nhiên, với cấu trúc thiết kế khác nhau, mỗi loại máy lại có những ưu – nhược điểm riêng biệt. 

1. Thiết kế 

Máy ép chậm trục đứng thường sở hữu nhiều mẫu mã đa dạng với nhiều kích thước hơn. Ngoài ra, thiết kế trục đứng khiến việc cất giữ máy trong tủ bếp trở nên dễ dàng hơn.

Máy ép chậm Omega
Máy ép chậm trục đứng thường có mẫu mã đa dạng hơn, dễ cất gọn trong tủ bếp hơn

Máy ép trục ngang thường sẽ chiếm diện tích hơn. Tuy nhiên, hầu hết máy trục ngang đều có thiết kế bắt mắt, phù hợp để trưng dụng, làm đẹp căn bếp. 

2. Tiếng ồn động cơ 

Với cơ chế sử dụng trục ép để ép từ từ rau củ, các dòng máy ép chậm đều được biết đến với sự êm ái của nó. Tuy nhiên, để so sánh thì máy ép chậm trục ngang vẫn sở hữu động cơ ít ồn hơn.

Đây cũng là một ưu điểm vượt trội mà máy ép trục ngang mang lại: Bạn có thể ép nước khi gia đình đang nghỉ ngơi, ép nước mà không cần lo lắng sẽ đánh thức trẻ em,…

3. Tính đa chức năng

Máy ép chậm trục ngang thường có công năng đa dạng hơn rất nhiều. Với các phụ kiện đi kèm để thay thế lắp đặt cho từng công năng, máy ép chậm trục ngang có thể thực hiện làm kem, đùn mì ống, nghiền sữa hạt, đồ ăn dặm cho trẻ em,…

Một số ít các loại máy ép chậm trục đứng có tích hợp thêm chức năng làm kem hoa quả nhưng nhìn chung, hiệu quả vẫn không tốt bằng máy ép chậm trục ngang.

Máy ép chậm trục ngang được trang bị nhiều phụ kiện đa chức năng hơn
Máy ép chậm trục ngang được trang bị nhiều phụ kiện đa chức năng hơn

4. Thời gian vệ sinh của từng loại máy ép

Máy ép trục ngang có thiết kế gồm các bộ phận dễ dàng tháo rời với chất liệu dễ vệ sinh nên thời gian cọ rửa được tiết kiệm tối đa. Ngoài ra, các bộ phận có phần khó làm sạch hơn như lưới lọc cũng rất nhỏ, sẽ không tốn nhiều thì giờ của người sử dụng.

Ngược lại, máy ép chậm trục đứng thường sở hữu 2 màng lọc và đều có kích thước khá lớn, cần nhiều thời gian cọ rửa. Một số loại máy ép trục đứng còn gặp tình trạng kẹt bã trong ống thoát bã – thường được thiết kế đi liền với thân máy, không thể tháo rời. Đây cũng là một điểm gây khó khăn cho việc vệ sinh máy. 

Phụ kiện thay thế Omega Juicers
Máy ép chậm trục ngang thường có các bộ phận tách rời, dễ dàng khi lắp đặt và vệ sinh

Đọc thêm: Vệ sinh máy ép chậm đơn giản – nhanh chóng

5. Giá thành của 2 loại máy ép chậm

Không khó để thấy các loại máy ép chậm trên thị trường đang chiếm ưu thế về giá hơn. Cấu tạo đơn giản hơn và công nghệ ít cải tiến hơn là hai lý do chính cho giá thành phải chăng của chúng.

Omega Vertical Juicers
Các dòng máy ép chậm trục đứng thường có giá thành dễ tiếp cận hơn

Ngược lại, máy ép chậm trục ngang gồm cấu tạo nhiều tách rời, đi kèm theo nhiều phụ kiện bổ sung nên thường có giá cao hơn. Đồng thời, các loại máy ép chậm trục ngang cũng thường được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, đòi hỏi nhiều kĩ thuật hơn.

Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng ép rau tốt hơn? 

Câu trả lời cho câu hỏi trên chính là máy ép chậm trục ngang. Như đã nói ở trên, vấn đề chính khi ép rau xanh là tình trạng dễ bị kẹt máy, tắc bã. Máy ép chậm trục ngang có thể xử lý tốt điều này. 

1. Thiết kế trục ngang với chế độ chạy ngược tiện lợi

Có thể nói rằng thiết kế trục ngang giúp đẩy bã và chống kẹt tốt hơn. Các dòng máy ép chậm trục ngang đều được tích hợp chế độ chạy ngược: Khi các cọng rau dài bị kẹt lại, bạn có thể tua ngược lại khoảng 10 giây, giúp “gỡ rối” cho trục ép và sau đó có thể ép tiếp bình thường.

Hiện nay cũng có nhiều loại máy ép trục đứng được tích hợp thêm chế độ này. Tuy nhiên, chúng vẫn không thể hoạt động tốt như các dòng trục ngang. Lý do là bởi thiết kế phương ngang giúp cho việc đưa ngược lại các nguyên liệu trở nên dễ dàng hơn. 

Với trục dọc, dưới tác động của trọng lực, dù trục ép có chạy ngược lại thì vẫn khó có thể đưa lại các cọng rau ra ngoài. Hơn nữa, các dòng máy ép chậm trục đứng thường có trục ép rất to, khiến cho tình trạng kẹt cứng khó được xử lý hơn. 

Chế độ Chạy Ngược Máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang thường được trang bị chế độ chạy ngược (REV), giải quyết vấn đề kẹt máy – Ảnh: Omega Juicers Việt Nam

2. Ống đẩy bã tách rời, dễ dàng điều chỉnh và vệ sinh

Như đã đề cập ở trên, các bộ phận của máy ép chậm trục ngang đều tách rời và rất dễ dàng để vệ sinh. Khi ép, nếu gặp tình trạng kẹt bã, bạn hoàn toàn có thể dừng máy, tháo rời phần nắp đầu để đưa bã ra ngoài nhanh hơn và sau đó có thể tiếp tục ép bình thường. 

Ngược lại, ống đẩy bã của các dòng máy ép chậm trục đứng thường đi liền với thân máy, gây khó khăn khi xử lý các tình trạng tương tự. Ngoài ra, điều này cũng cản trở việc vệ sinh máy.

3. Chiết xuất được nhiều nước từ rau xanh hơn với máy ép chậm trục đứng

Khác với máy ép chậm trục dọc, rau xanh khi đi vào máy ép không bị cộng hưởng với sức hút của trọng lực. Rau xanh sau khi đi qua ống tiếp nguyên liệu sẽ hoàn toàn chịu lực quấn và sức ép của trục ngang, khiến việc chiết xuất ra nước được nhiều hơn, bã cũng kiệt hơn.

Các trục của máy ép chậm trục ngang cũng có nhiều rãnh xoắn lớn nhỏ, giúp ép rau tốt hơn. Tuy nhiên, máy ép chậm trục đứng sẽ vẫn là sự lựa chọn tối ưu hơn nếu bạn là người ép nhiều trái cây, các loại quả mọng và mềm.

Máy ép chậm trục đứng hay trục ngang ép rau tốt hơn
Bã rau từ máy ép chậm trục ngang rất khô, kiệt nước – Ảnh: Omega Juicers Việt Nam

Các mẹo để ép rau xanh bằng máy ép chậm 

Ngoài việc lựa chọn máy ép phù hợp, cách thức ép sao cho hợp lí nhất cũng là một điều đáng lưu ý để tránh tối đa các trường hợp kẹt máy, tắc bã khi ép rau. Sau đây là một số lưu ý cũng như mẹo nhỏ để có thể ép rau thuận lợi với máy ép chậm: 

1. Chọn nguyên liệu tươi và để rau được cấp lạnh
Lựa chọn nguồn rau tươi sẽ giúp cốc nước ép của bạn chất lượng hơn và quá trình ép cũng đơn giản hơn. Rau tươi sẽ ít dai hơn, từ đó cũng ít bị cuốn vào trục máy khi ép. Ngoài ra, việc cấp lạnh cũng sẽ giúp rau trở nên giòn hơn và dễ ép hơn.

Tuy nhiên, khi cấp lạnh rau bạn nên chú ý bọc kĩ rau với túi giấy, màng bọc thực phẩm hay các loại hộp có nắp đậy kín. Để rau trần trong tủ lạnh có thể khiến rau bị héo và trở nên dai hơn, khó ép hơn. 

2. Ép xen kẽ với các loại củ quả cứng
“Nước ép xanh” là các loại nước ép từ rau xanh và có thể kết hợp thêm một số loại củ quả có vị ngon hơn để tăng thêm mùi vị. Vì vậy, đừng ngại thêm các loại củ quả cứng vào công thức của mình nhé.

Ngoài ra, việc ép rau xen kẽ với củ quả cứng sẽ giúp đẩy bã tốt hơn. Đặc biệt lưu ý luôn để lại một phần thực phẩm cứng ở cuối quá trình ép để có thể “dọn sạch” ống dẫn bã!

3. Cuốn chặt các lá lau lại 
Với các loại rau có lá to như cải kale, xà lách,… bạn có thể cuộn gọn các lá lại trước khi đưa chúng vào máy ép. Việc này sẽ giúp ép kiệt hơn các lá rau và cũng hạn chế được việc lá bị cuốn vào trục ép. 

4. Ép chậm, từ từ và lần lượt 
Chậm rãi chính là từ khóa cần ghi nhớ khi ép rau. Thao tác chậm rãi vừa phù hợp với cơ chế hoạt động của máy ép chậm, vừa giúp bạn có thể kịp thời xử lý các tình huống kẹt máy, tắc bã hơn. 

Tác giả: Omega Juicers Việt Nam

Tài liệu tham khảo 

  1. https://www.all-about-juicing.com/juicing-greens.html
  2. https://www.bestjuicerforleafygreens.com/can-you-put-leafy-greens-in-a-juicer/
  3. Sách “Chào Juice” – Tác giả Trần Thanh Huyền
Liên hệ Hotline: 1800.8124 (Miễn phí cước) Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo