Nước ép được chiết xuất từ các loại rau củ quả tự nhiên, tươi sống rất giàu vitamin, khoáng chất và enzyme có lợi cho sức khỏe. Khi bạn uống nước ép, cơ thể sẽ hấp thụ nguồn dinh dưỡng đó gần như ngay lập tức!
Để chiết xuất hiệu quả lượng nước ép từ rau củ mà không làm phá hủy các chất dinh dưỡng bởi nhiệt độ, bạn sẽ cần một chiếc máy ép hoạt động ở tốc độ thấp và đảm bảo không sinh nhiệt.
Máy ép chậm sẽ là chiếc máy phù hợp nhất để tạo ra ly nước ép chất lượng cao và đậm dinh dưỡng. Chúng hoạt động ở tốc độ chậm (40~120 vòng/phút) giúp ép kiệt và chiết xuất lượng nước ép nhiều hơn gấp 2 lần máy ép thường. Tham khảo danh sách 6 máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu được nhiều tín đồ nước ép yêu thích dưới đây.
Máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu – Danh sách
1. Máy ép chậm Omega H3000 – máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu? Omega H3000 là sự lựa chọn phù hợp nhất vì nó hoạt động ở tốc độ thấp 80 vòng/phút để cung cấp cho bạn các enzyme tốt cho sức khỏe.
Omega H3000 khác với những máy ép chậm khác như thế nào?
Máy ép trái cây Omega có công nghệ ép chậm 3 giai đoạn cùng động cơ mạnh mẽ giúp tạo ra lượng nước ép nhiều hơn gấp 2 lần máy ép thường. Thiết kế chắc chắn, hoạt động ở tốc độ thấp, vận hành êm ái.
Phụ kiện được chế tạo bằng thép không gỉ có độ bền rất cao. Lưới lọc có mắt lưới sắp xếp từ lớn tới nhỏ giúp lọc mịn nước ép và đậm dưỡng chất hơn.
Ưu điểm:
- Máy ép chậm trục ngang tốt nhất trong tầm giá. Giá ~3 triệu 6.
- “Máy ép chậm giá tốt nhất” Omega H3000 hoạt động ở tốc độ 90 vòng/phút và cho ra những ly nước ép thơm ngon và tốt cho sức khỏe.
- Màu đen và thiết kế độc đáo làm cho nhà bếp của bạn trông nổi bật hơn.
- Công suất 150W và tốc độ ép chậm giúp ép kiệt nhưng vẫn giữ nguyên dinh dưỡng từ rau củ quả
- Omega H3000 hoạt động theo nguyên tắc trục vít quay với tốc độ chậm để nghiền và ép kiệt nhiều chất dinh dưỡng, enzyme và vitamin hơn.
- H3000 rất hiệu quả với các loại rau lá xanh, củ quả cứng và trái cây
- Thiết kế trục ngang hạn chế tối đa tình trạng kẹt bã bởi các xơ cứng từ rau xanh; có thể ép nguyên nhánh cần tây không cần cắt nhỏ
- Chất lượng nước ép đậm màu, đậm vị mà sánh mịn
- Có chế độ đảo chiều
- Đi kèm 2 lưới lọc với mắt lưới rất nhỏ bằng kim loại không gỉ giúp lọc mịn nước ép và chống oxy hóa tốt
- Tháo lắp và vệ sinh nhanh chóng với chốt khóa thông minh trên thân máy, chỉ cần 1~2 phút
Nhược điểm:
- Nhỏ gọn phù hợp dùng trong quy mô gia đình
- Đối với củ quả lớn nên cắt nhỏ và ép từ từ
2. Máy ép chậm tốt nhất Kuvings J80
Máy ép chậm Kuvings J80 với thiết kế trục đứng nhỏ gọn. Đây sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để ép nước trái cây cho gia đình.
Động cơ yên tĩnh, hoạt động mà không tạo thêm bất kỳ tiếng ồn nào. Máy ép sử dụng cơ chế nghiền chậm chứ không xay nát bằng lưỡi dao dưới tốc độ cao nên nước ép rất giàu dinh dưỡng.
Giá bán: ~5 triệu.
Ưu điểm:
- Thiết kế trục đứng tiết kiệm được nhiều không gian bếp
- Dung tích khoang chứa nước ép lên tới 400 ml giúp bạn có thể yên tâm làm một mẻ lớn nguyên liệu cho gia đình.
- Bảng điều khiển một nút nhấn đơn giản và dễ dàng sử dụng với chức năng : tắt, mở và đảo ngược (khi nguyên liệu bị kẹt).
- Tốc độ ép 80 vòng/phút hạn chế sinh nhiệt giúp nước ép tươi ngon
- Động cơ 240W dễ dàng ép kiệt mọi loại nguyên liệu rau củ quả
- Chế độ an toàn: Chỉ hoạt động khi các bộ phận của máy ép được ráp đúng cách.
Nhược điểm:
- Ép các loại rau xanh dễ kẹt cứng máy, cần cắt nhỏ (khoảng 1~2cm) và ép từ từ để máy kịp xử lý
- Lưới lọc lớn bao quanh trục ép cần phải vệ sinh kỹ lưỡng do bã ép dễ sót lại
- Giá thành cao nhất trong danh sách
3. Máy ép chậm Olivo SJ22
Máy ép chậm Olivo SJ22 với công nghệ ép chậm giúp chiết xuất lượng nước ép cao và không sinh nhiệt gây phá hủy các chất dinh dưỡng.
Giá bán: ~2 triệu 7.
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn
- Có chức năng đảo ngược
- Hoạt động bằng cách nghiền chậm giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe hơn trong nước ép như vitamin, khoáng chất và enzyme.
- Máy rất dễ dàng để làm sạch
Nhược điểm:
- Nhiều phản hồi từ người dùng cho rằng máy ép hay gặp tình trạng kẹt bã khi ép rau củ quả nhiều xơ.
- Bã nhiều và vẫn còn ẩm
4. Máy ép chậm Philips HR 1889
Máy ép chậm trục ngang Philips HR1889 với tốc độ ép 85 vòng/phút giúp giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ rau củ quả.
Giá bán: ~ 4 triệu 2.
Ưu điểm:
- Philips HR 1889 có thiết kế độc đáo với tông màu đen sang trọng
- Ống ép lớn giúp tiết kiệm thời gian sơ chế, có thể cho nguyên trái táo
- Công suất 150W ép được đa dạng rau củ quả
- Thiết kế trục ngang hạn chế kẹt bã, có chế độ đảo chiều
- Tháo lắp và vệ sinh rất nhanh chóng, chỉ trong vòng vài phút
- Dễ dàng tháo rời và làm sạch tất cả các bộ phận của máy
Nhược điểm:
- Đối với củ quả cứng nên cắt nhỏ để không gây ảnh hưởng tới động cơ máy
- Lưới lọc có mắt lưới khá lớn nên chất lượng nước ép còn lợn cợn
- Bã ép nhiều và còn ẩm.
5. Máy ép chậm Omega JC3000SV13 – Máy ép chậm tốt nhất cho củ quả cứng
Giá bán: ~ 2 triệu 3.
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn và nhiều màu sắc hiện đại, trẻ trung
- Vận hành với màn hình kỹ thuật số dễ sử dụng với 2 tốc độ và chức năng đảo ngược chống tắc nghẽn
- Tốc độ ép cực thấp chỉ 45-65 vòng/phút hạn chế sinh nhiệt và giảm oxy hóa nước ép
- Khả năng ép đa dạng nguyên liệu rau củ quả, tao ra ly nước ép chất lượng cao
- Lưới ép đa tầng với mắt lưới sắp xếp từ lớn tới nhỏ giúp lọc mịn nước ép
- Công suất 120W hoạt động êm ái, độ ồn thấp
- Tháo lắp đơn giản, dễ dàng, các bộ phận có thể làm sạch trong máy rửa chén
Nhược điểm:
- Công suất thấp nên không ép nhiều nguyên liệu cùng lúc
- Miếng ép nhỏ hơn so với các dòng máy ép trục đứng khác
- Khi ép rau xanh như cần tây cần ép từ từ, cắt nhỏ để ép tốt và tránh kẹt bã
6. Máy ép chậm cỏ lúa mì Lexen
Giá bán: ~ 5 triệu rưỡi.
Ưu điểm:
- Máy ép chậm Lexen với tốc độ 76 vòng/phút giúp chiết xuất lượng lớn dinh dưỡng từ rau củ quả
- Khả năng ép các loại rau xanh, nhiều xơ tốt
- Sở hữu hai trục ép có thể sử dụng linh hoạt (trục xanh ép rau và trục cam ép hoa quả hoặc làm mì).
- Ép chậm giảm thiểu việc tạo nhiệt và đảm bảo nước ép luôn tươi ngon
- Lắp đặt và vận hành máy đơn giản, nhanh chóng
- Dễ vệ sinh
Nhược điểm:
- Giá thành cao so với mặt bằng chung (dao động khoảng 5,5 triệu đồng)
- Không có lưới ép bên trong máy, chỉ có lưới lọc (rây) ngoài
- Nước ép lợn cợn (có thể lọc qua rây), màu nhạt hơn và bã vẫn ướt
- Có trọng lượng nặng, khó di chuyển
Cách chọn máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu
Khi chọn một máy ép chậm tốt nhất với ngân sách từ 5 triệu trở xuống, hãy xem xét một số yếu tố phù hợp với nhu cầu của bạn. Những tính năng này sẽ giúp bạn chọn được một chiếc máy ép chậm chất lượng cao phục vụ tốt cho bạn về lâu dài.
Khả năng ép
Một máy ép chậm tốt có thể ép được đa dạng nguyên liệu từ củ quả cứng, trái cây cho đến các loại rau xanh nhiều xơ.
Trong danh sách máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu, chúng tôi có đề cập đến các dòng máy ép chậm trục đứng (Kuvings J80, Omega JC3000SV13) và máy ép chậm trục ngang (Omega H3000, Philips HR1889, Olivo SJ22, Lexen)
Các mẫu máy ép chậm trục đứng có khả năng ép rất tốt, công suất mạnh mẽ giúp ép kiệt các loại rau củ quả. Ưu điểm khi ép trái cây thu được lượng nước ép nhiều hơn. Nhưng rau xanh và các loại nhiều xơ cứng như cần tây, rau má lại là nhược điểm lớn của dòng máy ép trục đứng.
Xơ cứng từ thân, lá của rau xanh dễ gây ra tình trạng kẹt bã khiến máy ép trục đứng kẹt cứng, rất khó để tháo rời phụ kiện để kiểm tra và vệ sinh. Lưu ý khi dùng máy ép trục đứng ép các loại rau xanh, bạn nên cắt nhỏ và ngắn (1~2cm) và ép từ từ để tránh gây kẹt máy làm ảnh hưởng tới quá trình ép.
Xu hướng nước ép cần tây và các loại nước ép từ rau xanh đang dần phổ biến trong công đồng sống xanh và lành mạnh với rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, làn da và vóc dáng. Lựa chọn tốt nhất để ép rau xanh đó chính là máy ép chậm trục ngang.
Máy ép có thiết kế trục ép nằm ngang giúp cuốn các xơ cứng từ rau xanh, nghiền chậm, tách nước ép và đẩy bã ra bên ngoài. Quá trình ép rất nhẹ nhàng và bạn thậm chí không cần phải cắt nhỏ các loại rau xanh. Máy ép xử lý xơ cứng tốt và hạn chế tối đa các tình trạng kẹt máy.
Xem thêm: “Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng ép rau tốt hơn? 5 mẹo để ép rau xanh dễ dàng”
Năng suất nước ép
Việc chọn một máy ép chậm có thể ép được lượng nước ép tối đa từ trái cây và rau củ của bạn chỉ trong một lần ép là điều cần thiết.
Omega H3000 là sự lựa chọn máy ép chậm tốt nhất để mang lại năng suất nước ép cao trong danh sách này. Công nghệ ép chậm 3 giai đoạn không sinh nhiệt giúp Omega H3000 chiết xuất lượng nước ép tối ưu, vắt kiệt dinh dưỡng ra khỏi phần bã. Bạn sẽ nhận được một ly nước ép tươi ngon và giàu vitamin, khoáng chất, enzyme tự nhiên.
Công suất ép
Công suất của động cơ máy ép trái cây là một yếu tố quan trọng khác cần xem xét.
Nếu bạn có ý định ép trái cây và củ quả cứng thường xuyên thì nên chọn máy ép có động cơ mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu nhu cầu ép của bạn không quá nhiều và muốn sử dụng trong quy mô gia đình, động cơ khoảng 150W sẽ đủ và phù hợp nhất.
Khi chọn một máy ép chậm tốt, công suất thấp hơn (khoảng 150W) vẫn được đánh giá cao vì chúng hoạt động chậm nhưng hiệu quả. Động cơ êm và không tạo nhiều tiếng ồn.
Tất cả các máy ép chậm trong danh sách này đều có công suất tối thiểu 150W, Kuvings J80 có động cơ 240W mạnh nhất và thấp nhất là Omega JC3000SV13 (120W).
Độ bền
Độ bền của máy ép là một yếu tố quan trọng cần xem xét.
Việc lựa chọn một chiếc máy ép chậm được làm bằng chất liệu chắc chắn, có thể hoạt động bền bỉ là rất cần thiết. Hầu hết các máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu trong danh sách này đều có thành phần bằng nhựa (một số loại không chứa BPA an toàn cho cơ thể, một số dòng an toàn cho máy rửa bát).
Các mẫu máy ép có lưới lọc bằng kim loại sẽ có độ bền cao hơn, hạn chế oxy hóa và chống bám màu tốt.
Chìa khóa cho độ bền và tuổi thọ là không để máy ép trái cây của bạn quá tải. Hãy ép từ từ và để máy có thời gian xử lý nguyên liệu.
Hãy vệ sinh máy ép thường xuyên và ngay sau khi bạn ép để các phụ kiện của máy ép luôn sạch sẽ và hoạt động bền bỉ theo thời gian.
Dễ sử dụng (và dễ làm sạch)
Nếu bạn đầu tư một chiếc máy ép chậm tốt nhất cho bản thân nhưng nó lại không dễ sử dụng hoặc vệ sinh khó. Điều đó có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm ép nước, khiến bạn mất đi hứng thú và không còn sử dụng máy ép nhiều.
Các dòng máy ép trục ngang thường sẽ có ít bộ phận hơn trục đứng, việc lắp đặt và vệ sinh cũng sẽ nhanh chóng hơn.
Tùy vào kiểu máy ép mà bạn sẽ cần sơ chế nguyên liệu và cắt nhỏ chúng để phù hợp với kích thước ống ép và khả năng ép của máy.
Ví dụ:
- Máy ép Philips HR1889 thiết kế miệng ép lớn có thể cho nguyên quả táo không cần cắt nhỏ, nhưng với củ quả cứng như cà rốt, ổi,… cắt nhỏ để tránh ảnh hưởng tới động cơ.
- Máy ép trục ngang Omega H3000 bạn có thể cho nguyên nhánh cần tây mà không cần cắt nhỏ; với cà rốt thì bạn nên cắt dạng thanh (dọc miếng).
Hãy ép từ từ và tránh tình trạng kẹt máy (hay xảy ra ở dòng máy ép trục đứng khi ép các nguyên liệu nhiều xơ như rau xanh).
Việc vệ sinh máy cũng đơn giản, bạn có thể rửa sạch các bộ phận của máy ép dưới vòi nước chảy. Rửa kỹ lưỡng hơn ở bộ phận lưới lọc bằng bàn chải đi kèm (nếu có), đây là nơi bã ép và cặn bẩn dễ sót lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng nước ép. Một số kiểu máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu như Omega H3000 có các bộ phận an toàn với máy rửa chén.
Tác giản: Omega Juicers Việt Nam