Sử dụng nước ép khi bị sốt đã không còn quá xa lạ trong quá trình hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, không phải loại nước ép trái cây, rau củ nào cũng có tác dụng hỗ trợ hạ sốt. Cùng Omega tìm hiểu đâu là những loại nước ép có thể giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ cơ thể khi bị sốt.
Vì sao nên uống nước ép khi bị sốt?
Sốt là kết quả từ sự chiến đấu của hệ thống miễn dịch để chống lại các virus. Chính bởi vì vậy, việc tăng cường hệ thống miễn dịch chính là một trong những ưu tiên hàng đầu để hạ sốt cho cơ thể.
Nếu là các cơn sốt thông thường, sốt nhẹ, việc hạ sốt hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Ngoài các biện pháp như sử dụng thuốc hạ sốt, chườm nóng, chườm lạnh thì bổ sung nước ép cũng là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ hạ sốt.
Nước ép – với bản chất là nhiều dinh dưỡng và khoáng chất dễ hấp thu, sẽ đủ khả năng để cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng hơn. Từ đó, hệ miễn dịch có thể chiến đấu hết mình và ngăn chặn virus gây sốt gây rối loạn cơ thể.
Tuy nhiên, chỉ có một số loại nước trái cây có sức mạnh bổ sung. Nước ép tốt để hạ sốt là nước ép rau hoặc trái cây có chất dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch.
Gợi ý 5 loại nước ép khi bị sốt
1. Nước ép dưa chuột – Cung cấp nước nhanh chóng
Trong 100g dưa chuột gồm có:
- 95g nước
- 0,8g protid
- 3g glucid
- 0,7g cenluloza
- Cung cấp 16 calo
Trong dưa chuột còn có nhiều loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể như caroten 0,30mg /100g, vitamin B1 0,03mg, vitamin B2 0,04mg, vitamin PP 0,1mg, vitamin C 5mg, canxi 23mg, phospho 27mg, sắt 1mg.
Dưa leo là liều thuốc tuyệt vời cho những người bị mất nước. Đây là loại quả có tác dụng trẻ hóa với khả năng hydrat hóa cơ thể ở cấp độ tế bào sâu nhất có thể.Và khi bị sốt, cơ thể sẽ mất nước rất nhanh.
Với tác dụng làm mát vốn có, dưa leo có thể hạ sốt rất tốt cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nước ép dưa leo giải phóng các hợp chất và tác nhân chống sốt kỳ diệu giúp làm giảm dịu cơn sốt.
2. Nước ép cam – Nước ép khi bị sốt quen thuộc
Cam chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin C trong cam cũng giúp hiệu cho hệ thống miễn dịch tạo ra nhiều kháng thể, chống lại virus và bảo vệ cơ thể.
Việc tiêu thụ trái cây họ cam khi bị sốt sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh tật và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Cơ thể sẽ nhận được vitamin C, kali, vitamin A, vitamin B-6, vitamin B-9 và kẽm trong một khẩu phần nước cam. Vì vậy, càng uống nhiều nước cam thì việc hạ sốt càng nhanh hơn.
3. Nước ép cà chua cải thiện vị giác
Cà chua được biết là rất giàu vitamin A, lycopene và đồng, giúp tạo ra các khoáng chất và kháng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, nước ép cà chua có vị ngon và tươi mát. Hương vị cân bằng sẽ mang đến cho bạn cảm giác ngon miệng cho bữa ăn tiếp theo, tiếp thêm sức lực để chống chọi với cơn sốt.
Trong một khẩu phần nước ép cà chua, bạn có thể nhận được magie, kali, vitamin A, vitamin B-6, vitamin B-9 (folate), vitamin C và vitamin K. Ngoài ra, nước ép cà chua còn cá thể kết hợp thêm với mật ong để trở nên ngon và bổ dưỡng hơn.
4. Nước ép xoài – đu đủ cung cấp năng lượng
Xoài và đu đủ là hai nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một khẩu phần nước ép xoài và đu đủ kết hợp tương đương với lượng vitamin cần thiết trong một ngày.
Thêm vào đó, chúng có hương vị thơm ngon và tươi mát. Khi kết hợp, hai loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và giảm nguyên nhân gây buồn nôn và nôn.
Mặc dù bạn có thể trộn xoài và đu đủ nhưng bạn có thể nâng cấp nó thành sinh tố để có đồ uống ngon hơn. Hãy chuẩn bị đu đủ chín, xoài chín, mật ong và nước cốt dừa. Cho tất cả vào máy ép hoặc máy xay trong vài phút là bạn có thể thưởng thức đồ uống hạ sốt và giải khát.
5. Nước ép gừng – nghệ: Kháng khuẩn hiệu quả
Gừng kết hợp với nghệ có thể mang lại đặc tính kháng khuẩn có lợi giúp kiểm soát các triệu chứng sốt khác, chẳng hạn như đau họng và ho dai dẳng. Vì vậy, nếu nhà bạn có sẵn gừng và nghệ, bạn có thể chế biến chúng thành nước ép.
Mặc dù nước ép thành phẩm từ gừng và nghệ chắc chắn không có vị ngon nhất, chúng sẽ là “vị thuốc” giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu do các triệu chứng sốt.
Củ nghệ có sức mạnh chống viêm và chống oxy hóa. Gừng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp giảm viêm, giảm tắc nghẽn và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một số lưu ý khi sử dụng nước ép trong quá trình hạ sốt
Nước ép có thể hỗ trợ giảm sốt chứ không thể giúp hạ sốt hoàn toàn. Để đảm bảo cơ thể bình phục, nên chú ý kết hợp thêm các hình thức hạ sốt khác. Ngoài ra, khi cơ thể sốt cao kéo dài, cần đến ngay các cơ sở y tế, không nên tiếp tục xử lý tại nhà.
Nước ép trái cây, rau củ có thể bổ sung nước cho cơ thể nhưng không thể thay thế nước. Khi sốt, cơ thể sẽ mất nước nhanh và đây là một trong những yếu tố nguy hiểm nhất của các cơn sốt. Vì vậy, phải chú ý bổ sung thêm nước đầy đủ cho cơ thể.
Một số loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau có thể có phản ứng không thích hợp với các loại trái cây, rau củ. Cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ.
Tài liệu tham khảo:
- https://avacaremedical.com/blog/which-juice-is-good-for-fever.html
- Sách “Cơ thể tự chữa lành” – Tác giả Anthony William