Nước ép và sinh tố – Đâu là đồ uống tốt hơn?

Nước ép và sinh tố không giống nhau! Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai phương pháp này, cũng như chưa hiểu rõ sự khác nhau về tác dụng của 2 thức uống này.

Bên cạnh sự khác biệt về hình thức, cảm quan, nước ép và sinh tố còn có lợi ích, giá trị dinh dưỡng khác nhau. Trong bài viết này, cùng Omega Juicers Việt Nam tìm hiểu về bản chất, cách làm cũng như lợi ích của Nước ép (Juice) và Sinh tố (Smoothie) hay 2 phương pháp Juicing và Blending nhé! 

Nuoc Ep Va Sinh To 4
Nước ép và sinh tố không giống nhau!

Điểm chung của nước ép và sinh tố

Khi nhắc đến nước ép và sinh tố, ấn tượng chung của chúng ta về 2 loại đồ uống này ắt hẳn là: ngon – nguyên chất – có thể tự làm tại nhà!

Thành phần chính của sinh tố và nước ép đều là thực phẩm tươi sống (rau củ quả) và mang lại nhiều vitamin, chất khoáng và enzyme. Cũng chính vì vậy mà cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng từ nước ép và sinh tố, không mất công nhai và hệ tiêu hoá không tốn quá nhiều năng lượng để hoạt động khi chúng ta uống 2 thức uống này.

Cả nước ép và sinh tố đều có thể được sử dụng như bữa ăn phụ, giúp bổ sung thêm một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà lượng thực phẩm được dùng trong các bữa chính không thể cung cấp đủ. Trong một số phương pháp kiêng ăn ngắn ngày, nước ép và sinh tố còn có thể thay thế được bữa chính.

Nuoc Ep Va Sinh To 3
Khi nhắc đến nước ép và sinh tố, ấn tượng chung của chúng ta về 2 loại đồ uống này ắt hẳn là: ngon – nguyên chất – có thể tự làm tại nhà!

Điểm khác biệt giữa nước ép và sinh tố

Dụng cụ, cách làm & hình thức của nước ép và sinh tố

Nước ép được làm từ máy ép với cơ chế tách lấy phần nước từ rau củ quả, bao gồm cả chất xơ hoà tan và bỏ đi chất xơ không hoà tan. 

Nước ép cũng có thể làm bằng máy xay, tuy nhiên cách làm này không tối ưu về mặt thời gian và công sức chuẩn bị bởi bạn cần phải tự lọc qua rây lọc hoặc lưới/vải sạch để tách được phần nước và phần xơ bã. Chính vì vậy, nước ép có dạng nước, sánh nhẹ bởi phần thịt hoa quả đã được nghiền mịn trong quá trình ép, màu sắc tươi sáng.

Sinh tố được làm bằng máy xay sinh tố, máy xay trộn tất cả các nguyên liệu, bao gồm cả chất xơ không hoà tan. Vì có chất xơ không hoà tan nên sinh tố có dạng đặc sánh hơn so với nước ép. 

Nuoc Ep Va Sinh To 6

 

Nguyên liệu của nước ép và sinh tố

Đều được làm từ các loại rau củ quả, tuy nhiên nguyên liệu chính của nước ép và sinh tố vẫn có sự khác biệt đó!

Với nước ép, các loại rau củ quả được sử dụng có phần phong phú hơn, đặc biệt là củ quả cứng như củ dền, khoai lang, bí đỏ, ổi, cóc,… Tuy nhiên, nước ép lại “vô duyên” với các loại hoa quả mềm, các bạn cần lưu ý không sử dụng các loại quả như chuối, bơ, sầu riêng,… khi làm nước ép nhé!  

Ngược lại, sinh tố thường sử dụng các loại quả mềm làm thành phần chính. Bạn vẫn có thể thêm vào một số loại rau xanh lá và trộn thêm nhiều loại topping bột, siêu thực phẩm khác nhau để ly sinh tố thêm phần đa dạng như: kỷ tử, hoa quả khô, flaxseed, hạt cacao, phấn ong, các loại bột superfoods,…

Nuoc Ep Va Sinh To 7
Đều được làm từ các loại rau củ quả, tuy nhiên nguyên liệu chính của nước ép và sinh tố vẫn có sự khác biệt đó!

Giá trị dinh dưỡng của nước ép và sinh tố

Sinh tố cho phép xay được cùng lúc nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, dễ dàng tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh và cũng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng nhất định cho cơ thể. Sinh tố phù hợp cho những lúc bạn cần một đồ uống no bụng hơn, nhiều chất xơ hơn.

Nước ép đem lại lượng giá trị dinh dưỡng bao gồm enzyme, vitamin và khoáng chất rất cao, được thẩm thấu rất nhanh vào máu bởi nước ép không có chất xơ không hoà tan, dạ dày không phải mất nhiều năng lượng để tiêu hoá. 

Về lý thuyết, hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nước ép thường sẽ cao hơn sinh tố vì số lượng nguyên liệu cần để tạo ra một ly nước ép 400-500ml nhiều gấp 4-5 lần lượng nguyên liệu để làm ra một cốc sinh tố thành phẩm.

Chính vì vậy nước ép thường được sử dụng cho mục đích chữa lành, phục hồi cơ thể và trong các chương trình thanh lọc. Nước ép sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn là người cần bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất từ thực phẩm nhưng lại “lười” ăn rau củ dạng sống và hoa quả tươi. 

Bạn sẽ bất ngờ khi thấy cả một rổ rau củ đầy ắp được gói gọn trong một cốc nước ép. Thử tưởng tượng nếu bạn nhai một rổ rau củ sống thì sẽ mất bao nhiêu thời gian nhỉ?

Nuoc Ep Va Sinh To 2
Giá trị dinh dưỡng của nước ép và sinh tố

Nên chọn máy ép nào để làm nước ép?

Việc sở hữu một chiếc máy ép sẽ là khoản đầu tư xứng đáng với những người đang theo đuổi hành trình sống xanh lành mạnh từ những ly nước ép.

Nhìn chung trên thị trường đang phổ biến 2 loại máy ép chính:

Máy ép ly tâm (Máy ép nhanh):

Máy ép ly tâm là loại máy ép truyền thống, phổ biền từ nhiều năm về trước trên thị trường. Cơ chế của máy ép ly tâm là lưỡi dao xoay với tốc độ nhanh, nghiền nguyên liệu khi tiếp xúc và dùng lực quay ly tâm rất nhanh để tách phần nước ra khỏi phần bã.

Nước ép làm từ máy ép ly tâm thường gặp tình trạng kết tủa (phía bên trên nước ép có lớp đông đặc, kết tủa nổi lên, đặc hơn). Vì vậy, máy ép ly tâm thường được dùng với mục đích kinh doanh, thường xuất hiện ở hàng quán và cơ sở bán nước ép hoa quả với tiếng động cơ “rèo rèo” quen thuộc.

Nếu bạn đã quyết định theo đuổi lối sống healthy thì có lẽ đây chưa phải là một dòng máy phù hợp khi xét đến yếu tố chất lượng nước ép và thời gian bảo quản nước ép.

Co Che Hoat Dong May Ep Nhanh
Cơ chế hoạt động máy ép ly tâm

Máy ép chậm:

Máy ép chậm là loại máy với công nghệ mới, hoạt động với tốc độ thấp, quá trình ép chậm hạn chế sinh nhiệt giúp thu được lượng nước ép tối ưu hơn và phần bã đẩy ra không còn sót lại nhiều dưỡng chất. Thành phẩm nước ép sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, enzyme và đặc biệt là các chất xơ hòa tan có lợi cho cơ thể. 

Mặc dù máy ép ly tâm có ưu điểm về giá thành cũng như thời gian ép nhanh hơn, nhưng đó cũng là điểm yếu vì chúng gây oxy hoá nước ép nhanh hơn. Nước ép được chiết xuất từ máy ép chậm đậm màu và đậm hương vị tự nhiên hơn so với máy ép nhanh.

Bên cạnh đó, nước ép được chiết xuất từ máy ép nhanh có thời hạn bảo quản dưới 24 giờ (trong ngăn mát tủ lạnh, và đã được đóng kín). Trong khi đó, nước ép được chiết xuất bằng máy ép chậm có thể bảo quản từ 48 cho tới 72 giờ!

Có 2 loại máy ép chậm phổ biến là máy ép chậm trục đứng và máy ép chậm trục ngang.

Nên lựa chọn máy ép nào để ép rau xanh?
Nên lựa chọn máy ép nào để làm nước ép?

Máy ép chậm trục đứng ép tốt nhất đối với củ quả cứng và trái cây. Nếu bạn muốn làm nước ép cần tây hay các loại rau xanh khác bằng kiểu máy này, bạn cần phải cắt nhỏ và ngắn thân/lá rau.

Khi ép cần cho từ từ nguyên liệu vào máy để tránh tình trạng tắc nghẽn xảy ra. Phụ kiện của máy ép trục đứng có nhiều chi tiết khớp nối, hãy rửa chúng dưới vòi nước chảy và vệ sinh kỹ lưỡng từng bộ phận để tránh cặn bẩn còn sót lại tích tụ vi khuẩn.

Thiết kế của máy ép chậm trục ngang rất tuyệt vời để xử lý các loại rau xanh nhiều xơ và khó ép như cần tây, rau má và cả cỏ lúa mì. Ưu điểm lớn so với các dòng máy khác là khả năng ép rau xanh nguyên nhánh dài, không cần cắt ngắn và nhỏ.

Máy ép chậm trục ngang cuốn rau tốt, đẩy bã ra bên ngoài và không gây ra tình trạng kẹt bã. Đối với các loại củ quả cứng và trái cây, bạn sẽ cần sơ chế cắt dạng thanh dài, bởi máy có ống tiếp nguyên liệu dạng ống và dài.

Tham khảo thêm: Cẩm nang về máy ép chậm

Tuy nhiên, không phải chiếc máy ép chậm nào cũng có thể tạo ra một ly nước ép chất lượng. Với dòng máy giá rẻ, thương hiệu trôi nổi, bạn không nên kì vọng quá nhiều vào chất lượng nước ép. Nhiều khách hàng của Omega Juicers đã từng chia sẻ về những trải nghiệm không tốt khi sử dụng máy ép chậm trước khi biết đến các dòng máy ép trục ngang Omega.

Tìm hiểu ngay:

Sản phẩm được yêu thích

Tổng kết

Nước ép và sinh tố đều là thức uống dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Sự khác biệt chính giữa nước ép và sinh tố là nước ép chứa nhiều dưỡng chất hơn sinh tố nhưng lại thiếu đi lượng chất xơ không hoà tan. 

Tuỳ theo nhu cầu và tình trạng cơ thể mà bạn có thể lựa chọn bổ sung nước ép hoặc sinh tố, hoặc cả 2 loại đồ uống này vào thực đơn hàng ngày sao cho phù hợp!

Liên hệ Hotline: 0981215486 Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo