Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng tốt hơn? So sánh chi tiết 2 loại máy ép

Với mục đích cải thiện sức khỏe bằng cách sử dụng nước ép thường xuyên, việc ép nước trái cây, rau củ tươi ngay tại nhà sẽ được ưu tiên hơn hết. Chính vì vậy, các loại máy ép nói chung đang được rất nhiều người săn đón bởi những lợi ích hữu hình mà nó thể hiện được.

Tuy nhiên, mỗi loại máy ép lại có những công dụng khác nhau. Vì vậy, trong bài viết này, Omega sẽ giúp bạn có được cái nhìn chi tiết hơn về các loại máy ép đang phổ biến hiện nay.

Nước ép đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng
Nước ép đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng và là lựa chọn của nhiều người đnag trong chế độ giảm cân

2 loại máy ép phổ biến: Máy ép chậm và Máy ép nhanh (máy ép ly tâm)

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các mẫu máy ép. Tuy nhiên, hầu hết chúng có thể được chia thành 2 nhóm: máy ép chậm và máy ép nhanh (còn gọi là máy ép ly tâm).

Cơ chế hoạt động

Máy ép chậm là loại máy sẽ ép kiệt các loại trái cây, rau củ thay vì nghiền nhỏ chúng. Phương thức này có thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn nhưng bù lại, các chất dinh dưỡng cũng được giữ lại nhiều hơn.

Ngược lại, máy ép nhanh hay còn được gọi là máy ép ly tâm sử dụng các lưỡi dao xoay tròn (hay còn gọi là bàn xoay), say nhỏ nguyên liệu để cho ra nước ép.

Quá trình xoay cắt đó sẽ phá vỡ các thành tế bào của rau củ quả, tách phần nước ra khỏi phần bã. Với nguyên lý hoạt động này, quá trình ép của máy ép nhanh có thể để lại một số cặn bột trong nước ép.

Giá thành máy ép nhanh, máy ép chậm

Nhìn chung, các loại máy ép chậm thường có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng nước ép được chiết xuất ra cũng tốt hơn. Đây cũng là điểm quan trọng nhất khiến những chiếc máy ép chậm trở thành một món đầu tư đáng giá – Chúng sẽ là công cụ hoàn hảo cho những người quan tâm đến việc tối đa các chất dinh dưỡng từ nước ép.

Giá Máy ép Chậm
Máy ép chậm thường có giá thành cao hơn nhưng cũng chiết xuất được nhiều chất dinh dưỡng hơn – Ảnh: Omega Juicers Việt Nam

Ngược lại, các loại máy ép nhanh thường có giá cả rất phải chăng cùng nhiều mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, tốc độ xoay nhanh của các lưỡi dao trong máy sẽ sản sinh ra nhiệt độ, thúc đẩy quá trình oxy hóa của nguyên liệu. Điều này sẽ phá hủy một số dưỡng chất trong rau củ, đưa ra thành phẩm nước ép nhiều bọt hơn và cũng có thời gian bảo quản ngắn hơn.

Không thể phủ nhận máy ép nhanh sẽ là lựa chọn không tồi cho những người bận rộn, luôn cần những ly nước ép “cấp tốc”. Mặt khác, nếu bạn thực sự quan tâm nghiêm túc đến những lợi ích sức khỏe từ nước ép, việc “nâng cấp” cho mình một chiếc máy ép chậm sẽ là lựa chọn tối ưu.

Nên lựa chọn máy ép chậm trục ngang hay máy ép chậm trục đứng?

Máy ép chậm thường được chia ra làm 2 loại chính: máy ép chậm trục ngangmáy ép chậm trục đứng. Sau đây là một số những điểm khác biệt của 2 loại máy này.

Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng tốt hơn?
Máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng có những ưu và khuyết điểm riêng – Ảnh: Omega Juicers Việt Nam

Tính cập nhật

Các mẫu máy ép chậm trục đứng thường được cải tiến và cập nhật đa dạng hơn máy ép chậm trục ngang. Hiện nay, phần lớn các mẫu máy ép chậm được sử dụng đều là máy ép chậm trục đứng. Một trong những lý do chính cho sự phổ biến này là bởi thiết kế nhỏ gọn, ít chiếm diện tích kệ bếp hơn của máy ép trục đứng.

Mức độ gây ồn

Các loại máy ép chậm đã nổi tiếng từ lâu bởi sự êm ái của chúng. Tuy nhiên, vẫn phải đề cập rằng ở khía cạnh này, máy ép chậm trục ngang vẫn ở đẳng cấp cao hơn. Các mẫu máy ép chậm trục ngang thường ít gây ồn hơn rất nhiều. Đây cũng là một ưu điểm vượt trội mà máy ép trục ngang mang lại: Bạn có thể ép nước khi gia đình đang nghỉ ngơi, ép nước mà không cần lo lắng sẽ đánh thức trẻ em,…

Ép các loại hoa quả

Máy ép chậm trục đứng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các loại quả mềm như cam, đào, dứa hay các loại dâu. Ngược lại, máy ép chậm trục ngang sẽ phát huy công năng tốt hơn với các loại quả khô cứng và các loại củ.

Ép các loại rau xanh

Nếu bạn cần ép các loại rau xanh như rau bina, cải kale hay cỏ lúa mì, máy ép chậm trục ngang chắc chắn sẽ phù hợp hơn. Thông thường, máy ép chậm trục đứng có thể sẽ gặp một số khó khăn khi xử lý các loại rau nhiều xơ: Các loại rau mềm, dai này sẽ dễ làm kẹt trục ép và bị tắc lại trong máy.

Với máy ép chậm trục ngang, việc tắc hay kẹt máy sẽ được hạn chế đáng kể. Ngoài cơ chế ép tối ưu hơn, các loại máy ép chậm trục ngang hầu như đều được trang bị chế độ chạy ngược (REV), giúp xử lý tốt những trường hợp kể trên.

Chế độ Chạy Ngược Máy ép chậm trục ngang
Máy ép chậm trục ngang thường được trang bị chế độ chạy ngược (REV), giải quyết vấn đề kẹt máy – Ảnh: Omega Juicers Việt Nam

Tình trạng bột cặn trong nước ép

Thường được trang bị 2 rây lọc, nước ép từ máy ép trục đứng sẽ mịn và ít cặn bột hơn. Tuy nhiên, với công nghệ ép đặc biệt hơn, nước ép thành phẩm ra trực tiếp từ các loại máy ép chậm trục ngang vẫn đảm bảo sánh mịn dù không được lọc qua nhiều lần.

Tính đa dạng chức năng

Không khó để thấy rằng các loại máy ép chậm trục ngang thường được tích hợp nhiều chức năng đa dạng hơn máy ép chậm trục đứng. Máy ép chậm trục ngang có thể làm kem hoa quả, các loại sốt, hay đồ ăn dặm cho trẻ em.

Ngoài ra, một số loại máy ép chậm trục ngang cao cấp còn được trang bị thêm phụ kiện để có thể đùn mì ống, nghiền gia vị, nghiền cà phê,…

Tuy vẫn có số ít các loại máy ép chậm trục đứng có thể làm kem hoa quả nhưng nhìn chung, hiệu quả vẫn không tốt bằng máy ép chậm trục ngang.

Thời gian vệ sinh của từng loại máy ép

Khi so sánh thời gian để rửa sạch, làm vệ sinh sau khi sử dụng thì máy ép chậm trục ngang có phần nhỉnh hơn. Các bộ phận của máy ép chậm trục ngang thường dễ dàng tháo rời và được làm bằng chất liệu dễ rửa sạch.

Các màng lọc to, cần cọ rửa kĩ hơn là một phần gây tốn thời gian hơn ở máy ép trục đứng. Ngoài ra, một số loại máy ép trục đứng còn gặp tình trạng kẹt trong ống thoát bã – thường được thiết kế đi liền với thân máy, không thể tháo rời, gây khó khăn cho việc vệ sinh.

Giá thành của 2 loại máy ép chậm

So sánh một cách khách quan, máy ép chậm trục đứng thường có giá phải chăng hơn máy ép chậm trục ngang. Cấu tạo đơn giản hơn và công nghệ ít cải tiến là một trong những yếu tố khiến máy ép chậm trục đứng có ưu thế về giá hơn.

Ngược lại, máy ép chậm trục ngang có cấu tạo nhiều phần hơn và cũng có nhiều phụ kiện đi kèm hơn. Đồng thời, các loại máy ép chậm trục ngang cũng thường được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, đòi hỏi nhiều kĩ thuật hơn.

Máy ép chậm: Trục ngang hay trục đứng là phù hợp với bạn?

Cả hai loại máy ép chậm đều có những ưu và khuyết điểm nhất định. Việc lựa chọn máy ép chậm trục ngang hay máy ép chậm trục đứng là phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân.

Máy ép chậm trục đứng sẽ phù hợp với những người thường ép các loại hoa quả mềm. Ở chiều ngược lại, máy ép chậm trục ngang sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho nhu cầu ép rau xanh nhiều xơ. Chúng cũng hoạt động tuyệt vời với cỏ lúa mì hay các loại rau củ khó chiết xuất nước như cần tây, cà rốt,…

Máy ép Chậm Trục Ngang ép Củ Cứng
Máy ép chậm trục ngang hoạt động hiệu quả với các loại củ quả cứng – Ảnh: Omega Juicers Việt Nam

Ngoài ra, các cân nhắc về giá cả và đặc biệt hơn là giá trị dinh dưỡng trong từng ly nước ép cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định của bạn. Nếu là một người sẵn sàng đầu tư và nghiêm túc quan tâm đến vấn đề sức khỏe, máy ép chậm trục ngang chắc chắn đến đứng đầu trong các sự lựa chọn của bạn

Omega Juicers – thương hiệu máy ép chậm trục ngang bán chạy hàng đầu tại Mỹ

Xuất hiện trên thị trường từ năm 1985, Omega Juicers là thương hiệu máy ép đi đầu thế giới với mạng lưới phân phối bao phủ hơn 120 quốc gia. Sở hữu lượng bán ra hàng đầu trên Amazon, Omega không còn là cái tên xa lạ tại Mỹ.
Không chỉ bán sản phẩm, Omega Juicers còn chú trọng đến việc xây dựng lối sống lành mạnh hơn hơn cho khách hàng qua tầm nhìn: Đơn giản hóa cách thức ép trái cây, rau củ; tối đa chất dinh dưỡng trong từng ly nước ép.
Omega Juicers Việt Nam đang là đơn vị phân phối độc quyền chính hãng của Omega Juicers. Hiện tại, Omega Juicers Việt Nam đang tập trung phân phối các dòng máy ép chậm trục ngang với tầm nhìn đưa dòng máy ép này phổ biến hơn tới người dùng.
Liên hệ Hotline: 1800.8124 (Miễn phí cước) Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo