Vì sao nước ép bị tách lớp? Cách để nước ép không bị tách lớp

“Vì sao nước ép bị tách lớp?”, “Nước ép bị tách lớp có uống được nữa không?”, “Liệu mình có ép sai cách không mà nước ép bị tách lớp nhỉ?”,… 

Đây có lẽ là những câu hỏi thường gặp nhất của những bạn mới bắt đầu hành trình thực hành lối sống xanh lành mạnh với nước ép. Nước ép bị tách lớp liệu có ảnh hưởng đến chất lượng nước hay không, cùng Omega Juicers tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết này nhé!

Nhìn chung, nước ép sau khi ép và để yên một thời gian thường xảy ra 2 tình trạng tách lớp: phân tầng và kết tủa.

nuoc-ep-bi-tach-lop-1
Nhìn chung, nước ép sau khi ép và để yên một thời gian thường xảy ra 2 tình trạng tách lớp: phân tầng và kết tủa

Nước ép bị phân tầng

Tình trạng phân tầng xảy ra khi nước ép có độ lắng cặn. Nước ép khi phân tầng thường được chia làm 2 lớp màu – bên trên có màu trong hơn, nhạt hơn, bên dưới có màu đậm đặc hơn. 

Phần juice đậm đặc hơn là những cặn xơ, hay còn được biết đến là các chất dinh dưỡng có trong rau củ và trái cây được ép không tan được và nặng hơn nước nên lắng đọng xuống đáy chai cốc. 

Tuỳ từng loại nguyên liệu mà sẽ có độ chênh lệch màu sắc giữa 2 tầng rõ rệt hoặc không. Trường hợp này cũng thường gặp khi nước ép được ép bằng máy ép chậm.

Hãy lưu ý, máy ép chậm có xịn và đắt tiền đến mấy thì nước ép cũng sẽ bị phân tầng khi để lâu!

nuoc-ep-bi-tach-lop-2
Máy ép chậm có xịn và đắt tiền đến mấy thì nước ép cũng sẽ bị phân tầng khi để lâu!

Nước ép bị kết tủa

Với trường hợp này, phía bên trên nước ép có lớp đông đặc, kết tủa nổi lên, đặc hơn. Trong khi lớp juice bên dưới rất trong với ít sắc độ màu – gần như giống nước thông thường. Đây là tình trạng dễ gặp phải khi bạn sử dụng máy ép nhanh (máy ép ly tâm). 

Về cơ bản, máy ép nhanh hoạt động với tốc độ rất lớn, ma sát từ lưỡi dao (hoặc mâm xoay) tốc độ cao. Điều này làm tăng sự tích tụ nhiệt và quá trình oxy hóa, đồng thời phá hủy các enzyme và khoáng chất quan trọng nhạy cảm với nhiệt độ. 

Cấu trúc của rau củ/trái cây trong quá trình ép bị phá vỡ, không còn giữ được kết nối giữa các chất dinh dưỡng và nước. Xơ cặn và chất dinh dưỡng trở nên nhẹ hơn và nổi lên trên bề mặt.

nuoc-ep-bi-tach-lop-3
Xơ cặn và chất dinh dưỡng trở nên nhẹ hơn và nổi lên trên bề mặt

Nước ép bị tách lớp liệu chất lượng có bị ảnh hưởng?

Chỉ có các loại thực phẩm và đồ uống sản xuất công nghiệp, có chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bảo quản hay các loại phụ gia mới có màu sắc đẹp mắt, không đổi theo thời gian và hạn sử dụng lâu dài. 

Với nước ép tự làm tại nhà từ nguyên liệu tươi, nguyên chất, không thêm chất phụ gia – bảo quản thì hiện tượng tách lớp sau khi để yên chai, cốc đựng nước ép là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng nước ép! 

Trên thực tế, đa số các loại rau củ đều chứa nhiều nước. Các loại rau cải thường chứa đến 85% là nước, hay cao hơn là cần tây, dưa chuột, cà chua với lượng nước lên tới 90%. Các loại trái cây được dùng để tạo độ ngọt cho nước ép cũng vậy. Dứa, cam, táo, lê,… đều chứa từ 84% là nước. 

Sau khi ép và để chai juice ở yên một chỗ, phần nước nhẹ hơn sẽ nổi lên. Phần lắng xuống bên dưới đáy chai, như đã đề cập ở trên, thật ra chính là các cặn xơ – phần tinh tuý nhất của nước ép. Đây là nơi tích tụ hầu hết các chất dinh dưỡng quý báu của nước ép và một phần thịt rau củ quả sau khi ép. 

nuoc-ep-bi-tach-lop-4
Hiện tượng tách lớp sau khi để yên chai, cốc đựng nước ép là hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng nước ép!

Phải làm gì khi nước ép bị tách lớp?

Khi nước ép bị tách lớp, việc bạn cần làm là lắc kĩ chai juice hoặc khuấy đều cốc juice trước khi uống, màu sắc của nước ép sẽ đẹp như ban đầu!

nuoc-ep-bi-tach-lop-5
Lắc kĩ chai hoặc khuấy đều cốc trước khi uống và sẵn sàng thưởng thức một ly nước ép thơm lành thôi!

Nên chọn máy ép gì để hạn chế tình trạng nước ép bị tách lớp?

Chất lượng nước ép không bị ảnh hưởng bởi tình trạng tách lớp, tuy nhiên với hiện tượng kết tủa, hàm lượng dinh dưỡng trong nước ép đã giảm đi đáng kể trong quá trình ép.

Vì vậy việc sở hữu một chiếc máy ép chậm sẽ là khoản đầu tư xứng đáng với những người đang theo đuổi hành trình sống xanh lành mạnh từ những ly nước ép.

Về lý thuyết, nước ép được chiết xuất từ máy ép nhanh có thời hạn bảo quản dưới 24 giờ (trong ngăn mát tủ lạnh, và đã được đóng kín). Trong khi đó, nước ép được chiết xuất bằng máy ép chậm có thể bảo quản từ 48 cho tới 72 giờ!

Máy ép chậm hoạt động với tốc độ thấp, quá trình ép chậm hạn chế sinh nhiệt giúp thu được lượng nước ép tối ưu hơn và phần bã đẩy ra không còn sót lại nhiều dưỡng chất. Thành phẩm nước ép sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, enzyme và đặc biệt là các chất xơ hòa tan có lợi cho cơ thể. 

Vì vậy, nước ép được chiết xuất từ máy ép chậm đậm màu và đậm hương vị tự nhiên hơn so với máy ép nhanh. Chất xơ hòa tan sẽ giúp làm chậm quá trình nước ép bị tách lớp, oxy hóa; giúp bảo quản nước ép lâu hơn và tươi mới hơn.

Tuy nhiên, không phải chiếc máy ép chậm nào cũng có thể tạo ra một ly nước ép chất lượng. Với dòng máy giá rẻ, thương hiệu trôi nổi, bạn không nên kì vọng quá nhiều vào chất lượng nước ép. Nhiều khách hàng của Omega Juicers đã từng chia sẻ về những trải nghiệm không tốt khi sử dụng máy ép chậm trước khi biết đến Omega.

Những câu hỏi mà bạn nên quan tâm để lựa chọn được một máy ép tốt, tạo ra những ly nước ép chất lượng sẽ là:

Bạn có ngân sách bao nhiêu cho một chiếc máy ép?

Nếu đã bắt đầu theo đuổi “bộ môn” nước ép, bạn nên cân nhắc về chất lượng nước ép cũng như việc tiết kiệm chi phí nguyên liệu về lâu về dài. Nếu bạn sử dụng rau củ quả an toàn, hữu cơ thì một chiếc máy ép chậm tốt với giá thành nhỉnh hơn một chút sẽ cho ra bã kiệt hơn và thu được nhiều lượng nước hơn.

Máy ép chậm đến từ các thương hiệu uy tín thường có giá niêm yết từ 3 triệu đồng trở lên, đây sẽ là khoảng giá mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn máy ép chậm phù hợp.

Hiện nay, các dòng máy ép do Omega Juicers Việt Nam phân phối có mức giá đa dạng, giao động từ hơn 2  triệu – 10 triệu đồng với nhiều quà tặng hấp dẫn.

Sản phẩm được yêu thích

Nhà cung cấp/hãng máy có uy tín hay không?

Bạn không nên phí tiền mua một chiếc máy ép giá rẻ, không rõ nguồn gốc để rồi sau đó lại phải đổi sang một chiếc máy khác. Máy ép tốt chắc chắn sẽ giúp trải nghiệm ép nước của bạn trở nên tuyệt vời hơn, dễ dàng tạo thói quen juicing hàng ngày.

Các hãng máy ép chậm uy tín thường tập trung chi phí thiết kế, sản xuất và hoàn thiện máy, chính vì vậy mà công suất, cơ chế hoạt động của máy ép cũng được tối ưu hơn, ly nước ép thành phẩm có chất lượng cao hơn, bã kiệt hơn.

Đồng thời, chất liệu nhựa được sử dụng với máy ép cũng là các loại nhựa an toàn toàn cho sức khoẻ, được cho phép sử dụng trong ngành thực phẩm. Đây cũng là lý do tại sao một chiếc máy ép chậm đến từ thương hiệu nổi tiếng lại có giá thành cao hơn các dòng máy giá rẻ.

Việc sở hữu một chiếc máy ép chậm đến từ thương hiệu uy tín cũng giúp quá trình sử dụng thoải mái, an tâm hơn bởi các hãng lớn đều có chính sách bảo hành rõ ràng, dễ dàng thay thế các linh kiện.

Tham khảo ngay: Máy ép chậm trục ngang Omega

nuoc-ep-bi-tach-lop-6
Việc sở hữu một chiếc máy ép chậm đến từ thương hiệu uy tín cũng giúp quá trình sử dụng thoải mái, an tâm hơn bởi các hãng lớn đều có chính sách bảo hành rõ ràng, dễ dàng thay thế các linh kiện.

Độ kiệt bã và chất lượng nước ép

Chất lượng nước ép và độ kiệt bã ở đây là cảm quan cá nhân của bạn về độ “ngon”, độ “đậm” của nước ép, màu sắc tươi sáng đồng nhất, đậm màu, nước ép có nhanh bị tách lớp hay không và độ khô của bã.

Nếu máy ép cho ra bã càng khô tức là lượng nước ép thu được càng nhiều. Đặc biệt, bạn nên cân nhắc việc máy có ép được nước từ các loại rau xanh lá không, bã còn ẩm nước hay khô ráo.

Đây là những trải nghiệm mà bạn khó có thể nào kiểm chứng online, vì vậy nếu có điều kiện và cơ hội, bạn nên mượn thử máy hoặc test thử trực tiếp tại showroom.

Omega Juicers hiện có showroom tại Hà Nội cho quý khách hàng trực tiếp trải nghiệm sản phẩm!

2

Tổng kết

Tình trạng nước ép bị tách lớp là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình trải nghiệm nước ép. Vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.

Hi vọng bài viết này sẽ đem đến nhiều góc nhìn mới hơn, thú vị hơn về nước ép với các bạn nhé! 

Nguồn tham khảo:

Sách: Chào Juice! – Trần Thanh Huyền

Tác giả: Omega Juicers Việt Nam

Liên hệ Hotline: 1800.8124 (Miễn phí cước) Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo