Rau mầm là loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin B, protein và các chất tốt cho sức khoẻ. Nếu sử dụng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Loại rau này thường dùng để ăn sống, làm salad hoặc nước ép, vì vậy chúng chưa được nấy chín nên sẽ cần lưu ý khi sử dụng. Vậy, làm thế nào để sử dụng rau mầm và nước ép của chúng đúng cách? Hãy cùng Omega Juicers tìm hiểu nhé.
Rau mầm gồm những loại nào?
Rau mầm là loại rau được nảy mầm từ hạt mà không cần đất, được thu hoạch và sử dụng từ khi còn rất non, chỉ vài ngày sau khi nảy mầm. Rau rất mềm, mọng nước và được sử dụng toàn bộ phận, từ lá, thân và rễ mầm non.
Rau mầm có thể được nảy mầm từ các loại hạt khác nhau. Một số loại rau mầm phổ biến hiện nay:
– Từ các loại đậu: mầm đậu xanh, đậu đen, đậu nành…
– Từ các loại họ cải: mầm cải xanh, cải thìa, cải xoong, cải ngọt…
– Từ các loại cải củ: mầm củ cải đỏ, mầm củ cải trắng…
– Từ hướng dương, rau muống…
– Từ các loại ngũ cốc: mầm yến mạch, gạo lứt…
– Từ hạt hoặc mầm hạt: mầm bí ngô, hạnh nhân…
Thành phần dinh dưỡng của rau mầm
Theo tạp chí Sức khoẻ & Đời sống, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với các loại rau thông thường khác. Trong 50g rau mầm có giá trị dinh dưỡng tương đương với 200g rau thường.
Rau mầm có hàm lượng calo thấp nhưng hàm lượng dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng lại vô cùng phong phú và thay đổi tùy theo giống. Rau giàu chất xơ, vitamin B và protein. Cơ thể sẽ được bổ sung các vitamin và khoáng chất khác như sắt, kẽm, canxi, vitamin C, vitamin K, biotin… nếu ăn hoặc uống nước ép rau mầm thường xuyên.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc nảy mầm giúp tăng hàm lượng protein: Khi hạt nảy mầm, các enzyme được kích hoạt, dẫn đến sự phân giải các protein dự trữ thành các amino acid tự do và peptide, làm tăng hàm lượng protein dễ tiêu hóa.
Ngoài ra, rau mầm cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời và các hợp chất thực vật có lợi khác.
Rau mầm có thể sử dụng dưới dạng ăn trực tiếp hoặc ép nước. Tuy nhiên, vị của các loại rau này rất khác nhau, có những loại rất cay và nồng nên khi dùng trực tiếp có thể tạo hương vị khó ăn với nhiều người. Vì vậy, bạn có thể sử dụng rau mầm dưới dạng nước ép để có hương vị dễ chịu và dễ uống hơn, đặc biệt khi kết hợp với các loại trái cây hoặc rau củ khác.
Tác dụng của nước ép rau mầm
Giúp tăng khả năng miễn dịch
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, rau mầm có chứa các thành phần giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Trong nước ép rau mầm chứa lượng lớn vitamin C, là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ làm tăng bạch cầu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, do đó ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật và nhiễm trùng.
Nước ép rau mầm cũng chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cần thiết cho cơ thể như sắt, đồng, kali… giúp tăng sản xuất hồng cầu, thúc đẩy tuần hoàn, cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Nước ép rau mầm chứa nhiều chất xơ, có tác dụng loại bỏ độc tố tích tụ khỏi cơ thể và giữ cho dạ dày sạch sẽ và khỏe mạnh.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc nảy mầm trong năm ngày có hàm lượng chất xơ cao hơn tới 133 phần trăm so với các loại ngũ cốc chưa nảy mầm.
Một nghiên cứu khác của Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế chỉ ra việc nảy mầm làm tăng đáng kể hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan trong thực phẩm bạn ăn. Chất xơ hòa tan được cơ thể phân hủy và chất xơ không hòa tan bổ sung khối lượng hoặc chất xơ thô vào thực phẩm, làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp bạn no lâu hơn.
Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Nước ép rau mầm chứa nhiều chất xơ, kali và các chất dinh dưỡng thực vật, một số loại rau mầm còn có chứa axit béo omega-3 cao giúp giảm mức cholesterol, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Các đặc tính chống viêm cũng giúp giảm oxy hóa và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch nếu chúng xảy ra thường xuyên.
Vì vậy, thêm nước ép rau mầm vào thực đơn sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho cơ thể và sức khỏe của bạn.
Làm đẹp da
Trong nước ép rau mầm có chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá. Protein trong rau hỗ trợ các mô và các cơ quan khác của cơ thể, làm trẻ hóa da từ bên trong và làm giảm các nếp nhăn cũng như các triệu chứng lão hóa khác.
Ngoài ra, axit béo omega-3 trong rau mầm cũng rất hữu ích trong việc hỗ trợ giảm viêm, giảm tình trạng mụn trứng cá và các vấn đề về da.
Nếu kiên trì sử dụng nước ép rau mầm trong một thời gian, bạn sẽ thấy tình trạng xuất hiện các nốt viêm như mụn trứng cá hay tình trạng bong vẩy do da khô sẽ được cải thiện đáng kể, làn da sẽ mịn màng và trông trẻ hơn.
Hỗ trợ kích thích mọc tóc
Lượng vitamin C chứa trong rau mầm đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen tự nhiên cho cơ thể.
Ngoài ra còn có Vitamin A có tác dụng kích thích sự phát triển của các nang lông, tái tạo tế bào và giữ ẩm cho da.
Đồng thời, kẽm có thể kích thích lượng bã nhờn trên da đầu, giúp duy trì độ ẩm cho da đầu và tóc, ngăn ngừa tình trạng khô và bong tróc.
Giúp kiểm soát cân nặng
Nước ép rau mầm là một lựa chọn lành mạnh để giảm cân hiệu quả. Rau mầm có nhiều chất dinh dưỡng có lợi nhưng lại chứa ít calo nên thường được đưa vào thực đơn giảm cân của nhiều người.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong ngũ cốc nảy mầm cũng có thể gây cảm giác no, khiến chúng ta cảm thấy no và hạn chế giải phóng ghrelin, một loại hormone gây đói quan trọng.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của rau mầm
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Vi sinh Thực phẩm, việc tiêu thụ rau mầm có thể gây nguy cơ mắc các bệnh về an toàn thực phẩm. Bởi rau mầm thường được tiêu thụ dưới dạng tươi sống (hoặc đã trần qua với nước sôi), trong khi chúng được trồng trong điều kiện ẩm ướt. Đây chính là điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hại phát triển.
Rau mầm còn có thể bị nhiễm khuẩn do quá trình thu hoạch không được bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, còn có nguy cơ từ lượng phân bón thấm vào rau khi người ta dùng nó để kéo dài ngày thu hoạch.
Chính vì vậy, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu nên hạn chế tiêu thụ rau mầm sống hay nước ép rau mầm, hoặc phải chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn hoặc rau tự trồng tại nhà.
Có nên uống nước ép rau mầm hàng ngày không?
Nước ép rau mầm đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên một người bình thường chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 – 2/10 rau trưởng thành.
Vì vậy, bạn có thể uống nước ép rau mầm xen kẽ với các loại nước ép rau khác. Ngoài ra, cần rửa sạch thật kỹ trước khi sử dụng để loại bỏ mọi vi khuẩn cùng các chất khác có thể gây hại cho cơ thể.
Nên chọn máy ép nào để làm nước ép rau mầm?
Máy ép chậm là dòng máy tốt nhất dùng để ép các loại rau xanh. Nước ép rau mầm được chiết xuất từ máy ép chậm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao, vitamin và enzyme, giúp phát huy tối đa tác dụng của nước ép đối với sức khỏe.
Ép chậm giúp thu được lượng nước ép nhiều hơn, dinh dưỡng hơn, đậm màu hơn so với các loiaj máy ép truyền thống như máy ép nhanh (máy ép ly tâm). Phần bã được ép kiệt nên khô hơn, không gây lãng phí nguyên liệu.
Đặc biệt, loại máy ép chậm trục ngang sẽ cực kỳ phù hợp với các loại rau ít nước và có chứa nhiều chất xơ như rau mầm. Cơ chế hoạt động của máy sẽ nghiền và nén rau qua lưới lọc một cách từ từ, đảm bảo lấy được tối đa nước ép trong các thân rau mầm. Rau có kích thước nhỏ, bạn chỉ cần làm sạch rồi bỏ trực tiếp vào máy ép mà không lo bị tắc hay kẹt máy.
Một số thương hiệu máy ép chậm trục ngang uy tín phải kể đến như là Omega Juicers, Tribest…
Xem thêm: “Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng ép rau tốt hơn? 5 mẹo để ép rau xanh dễ dàng”
Công thức nước ép rau mầm dễ uống
Trong các loại nước ép rau mầm, mầm giá đỗ là loại đầu tiên bạn nên thử bởi mùi vị khá nhẹ, dễ uống, dễ kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác mà lại cho nhiều nước.
Dưới đây là gợi ý công thức nước ép từ mầm giá đỗ dễ uống cho bạn (cho khoảng 500ml):
- Nguyên liệu:
100g giá đỗ
1 quả dứa nhỏ
5 – 6 nhánh bạc hà
1 củ đậu nhỏ
1cm gừng - Cách làm:
Củ đậu và dứa gọt vỏ, cắt miếng dạng thanh dài cho dễ ép. Giá đỗ, bạc hà ngâm rửa sạch, để cho ráo nước. Gừng rửa sạch.
Ép luân phiên xen kẽ giữa giá đỗ, bạc hà với dứa, củ đậu và gừng để đẩy bã tốt hơn. Nước ép thu được dùng uống trực tiếp.
Công thức nước ép mầm giá đỗ này được kết hợp cùng dứa để tạo độ thơm ngon, bạc hà và gừng giúp làm tăng tính ấm. Tất cả tạo nên một ly nước ép với hương vị rất hài hoà và dễ uống.
Tổng kết
Nước ép rau mầm là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, từ việc cung cấp vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường năng lượng, giảm cân, giảm viêm, cho đến cải thiện sức khỏe da và tóc.
Hãy bắt đầu ngày mới bằng một ly nước ép rau mầm tươi ngon để cảm nhận sự khác biệt mà nó mang lại cho sức khỏe của bạn.
Tác giả: Omega Juicers Việt Nam