6 loại sinh tố và nước ép không nên uống khi mang thai

Khi mang thai, bạn nên uống 8 đến 12 cốc (2~3 lít) nước mỗi ngày. Nước hỗ trợ tiêu hóa và giúp hình thành nước ối xung quanh thai nhi. Nước còn giúp các chất dinh dưỡng lưu thông trong cơ thể và giúp thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Có nhiều câu hỏi xoay quanh việc có nên uống nước ép khi mang thai hay không? Liệu có an toàn khi thưởng thức những loại nước ép này khi mang thai? Những loại nước ép nào không nên uống khi mang thai?

Mặc dù chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng có một số điều bạn nên cân nhắc khi uống nước ép khi mang thai là chúng chứa khá nhiều đường tự nhiên – có thể gây tăng lượng đường trong máu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn những lợi ích và rủi ro của những loại nước ép hay sinh tố không nên uống khi mang thai.

Những loại nước ép không nên uống khi mang thai

Chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai là gì?

Cơ thể bạn cần thêm trung bình 300 calo mỗi ngày khi mang thai. Trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ (6~9 tháng), bạn cũng phải tăng lượng protein để hỗ trợ em bé đang lớn. Lượng canxi hấp thụ của bạn phải ở mức cao hơn để khuyến khích sự phát triển xương chắc khỏe của bé.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang tận hưởng một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng được đề cập ở trên khi bạn tiến xa hơn trong thai kỳ và đang trên đường sinh con khỏe mạnh! 

Bác sĩ sẽ hỗ trợ tích cực chế độ ăn uống của bạn bằng các loại vitamin tổng hợp, axit folic và chất bổ sung sắt khi cần thiết. 

Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ, một biểu đồ ăn kiêng đơn giản khi mang thai sẽ hướng dẫn bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Trái cây và rau củ rõ ràng là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn nào. 

Nước ép và sinh tố của các loại rau củ quả tự nhiên sẽ là lựa chọn tối ưu cho nhiều phụ nữ mang thai khi muốn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ tự nhiên hơn. Vì vậy, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những lý do, những loại sinh tố và nước ép rau củ quả không nên uống khi mang thai.

Đọc thêm: “Bà bầu uống nước ép được không? 7 công thức nước ép tốt cho sức khỏe

Những rau củ quả nên tránh khi mang thai?

Một số loại trái cây phải tuyệt đối tránh trong thời kỳ mang thai, dưới mọi hình thức, dù ăn nguyên quả hay ép lấy nước. Đặc biệt, dưới dạng nước ép, một lượng lớn chất dinh dưỡng từ trái cây sẽ được gói gọn trong một ly nước ép. Đường tự nhiên trong trái cây cũng được cô đặc, khi tiêu thụ quá mức làm tăng lượng đường trong máu, nguy hiểm tới sức khỏe.

1. Đu đủ xanh hoặc chưa chín kỹ

Nuoc Ep Du Du Xanh Khong Nen Uong Khi Mang Thai (2)
Đu đủ xanh đứng đầu danh sách trái cây không nên sử dụng làm sinh tố và nước ép khi mang thai.

Đu đủ sống hoặc bán chín có chứa nhựa mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung sớm, dẫn đến chảy máu và có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.

Trong mủ này chứa hỗn hợp papain, endopeptidases và chymopapain. Một trong những tác dụng phụ của papain là nó có thể kích thích sinh sớm. Bởi vì cơ thể nhầm lẫn papain với prostaglandin, một nhóm hợp chất chuyên thực hiện chức năng này. Papain có thể làm yếu các màng bọc then chốt đóng vai trò nâng đỡ bào thai. Chất này còn làm chậm sự phát triển của tế bào và các mô thai, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi và dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Nước ép đu đủ xanh được nhiều chị em “truyền tai” nhau rằng có thể cải thiện vòng 1 bởi chúng chứa hàm lượng lớn vitamin A có thể tổng hợp các hợp chất làm săn và nở nang vòng ngực. Tuy nhiên, đây là loại nước ép không nên uống khi mang thai. Đối với người bình thường và không mang thai cũng không nên uống quá nhiều loại nước ép này.

Tuy nhiên, đu đủ chín tự nhiên lại rất giàu kali, beta-carotene và vitamin A, B, C và sắt. Tất cả những dinh dưỡng này góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển thần kinh tổng thể của thai nhi. Bổ sung vào chế độ ăn với số lượng có kiểm soát sẽ không có hại nhưng bạn nên tránh ăn đu đủ chưa chín khi mang thai. Khi đã chín, sinh tố đu đủ sẽ rất tốt và ngon miệng.

2. Nước ép dứa 

Nước ép dứa – một trong những loại nước ép không nên uống khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ.

Dứa có chứa một chất hóa học gọi là bromelain, hoạt động bằng cách phá vỡ các protein. Nó có thể khiến kích hoạt chuyển dạ sớm bằng cách làm mềm cổ tử cung. Không nên uống nước ép dứa thường xuyên khi bạn đang mang thai, vì có thể gây co bóp tử cung và thậm chí là sẩy thai.

Khi bạn bổ sung loại trái cây này dưới dạng nước ép hoặc sinh tố sẽ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn dưỡng chất có lợi và cả có hại cho cho sức khỏe. Vì để có một ly nước ép, bạn sẽ cần lượng nhiều nguyên liệu chiết xuất chúng. 

Mặc dù mọi bác sĩ đều không đồng ý với phát hiện này nhưng nó cũng được cho là khiến cơ thể nóng lên, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, bạn hãy cẩn trọng khi sử dụng loại trái cây này, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Nước ép dứa tốt cho sức khỏe
Nước ép dứa có nhiều công dụng tốt hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên, không nên uống khi mang thai để tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé.

Nếu muốn, bạn có thể cân nhắc bổ sung loại trái cây này vào tháng cuối của thai kỳ (từ tuần 39 đến 40 trở đi), các mẹ bầu ăn dứa sẽ giúp thúc đẩy chuyển dạ. Điều này, giúp chị em mang thai dễ sinh thường hơn. Mặt khác, ăn dứa vào những tháng cuối thai kỳ giúp bổ sung nhiều loại vitamin C, vitamin nhóm B tăng sức đề kháng và tốt cho em bé.

3. Nước ép nho

Mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng nhưng nước ép nho là một trong những loại nước ép không nên uống khi mang thai. 

Nho được biết đến là loại trái cây có nhiều thuốc trừ sâu được phun lên chúng trong quá trình trồng trọt để tránh bị côn trùng ăn. Những loại thuốc trừ sâu này có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển với hệ miễn dịch còn non nớt.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng nho có chứa một hợp chất gọi là resveratol, một chất chống oxy hóa tự nhiên, có lợi cho em bé của bạn với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, với lượng đậm đặc như nước ép nho, nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển gan của bé.

Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên tiêu thụ nho ở mức độ vừa phải và chọn những loại quả còn tươi, sạch, hữu cơ an toàn cho sức khỏe. Tham khảo ý kiến ​​của bác sỹ và chuyên gia sức khỏe sản khoa trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào trong thai kỳ.

4. Nhãn – Nước ép có tính nóng không nên uống khi mang thai

Nhãn là loại trái cây có nhiều công dụng tốt song phụ nữ mang thai được khuyến cáo là không nên ăn nhãn quá nhiều. 

Và đặc biệt là nước ép từ nhãn không nên uống khi mang thai do:

  • Nước ép nhãn sẽ chiết xuất từ lượng lớn trái nhãn tươi, vì vậy, lượng đường tự nhiên rất cao;
  • Nhãn có tính nóng khiến thân nhiệt tăng, ăn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí.
  • Nhãn ăn nhiều trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai;
  • Đặc biệt phụ nữ thừa cân, tiểu đường thai kỳ, bệnh huyết áp cao tuyệt đối không nên uống nước ép nhãn khi mang thai;

Mẹ bầu có thể ăn nhãn với một lượng nhỏ chỉ vài quả và không ăn thường xuyên trong thai kỳ.

5. Nước ép có chứa rau mầm không nên uống khi mang thai

 

Nuoc Ep Rau Mam Khong Nen Uong Khi Mang Thai.jpg
Nước ép rau mầm không nên uống khi mang thai

Rau mầm là một loại thực phẩm tuyệt vời được biết đến với giá trị dinh dưỡng của chúng. Hạt ngũ cốc hoặc cây họ đậu được nảy mầm để tạo ra siêu thực phẩm này. Chứa nhiều protein, canxi, chất xơ, vitamin, khoáng chất và enzyme; rau mầm tăng cường sức khỏe tốt và rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nước ép rau mầm nằm trong danh sách không nên uống khi mang thai.

Đối với phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng rau mầm sống, chưa chế biến kỹ trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt mầm thông qua các vết nứt trên vỏ trước khi mầm mọc lên. Những vi khuẩn này rất khó để rửa trôi hoàn toàn. Ngay cả việc trồng và ăn những mầm cây do chính bạn trồng ở nhà cũng không an toàn 100%. Nhiều đợt bùng phát bệnh có liên quan đến hạt giống bị ô nhiễm.

Vì vậy, nước ép rau mầm không nên uống khi mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.

6. Chà là

Quả chà là nổi tiếng là thực phẩm giàu dinh dưỡng mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, đặc biệt có lợi cho cả mẹ và bé, cung cấp năng lượng tức thời mà không làm tăng lượng đường trong máu.

Nước ép chà là còn mới mẻ, không phổ biến ở nước ta, nhưng nó cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước khác trên thế giới. Tác dụng của nước ép chà là bao gồm giúp tăng cân, thuốc nhuận tràng tự nhiên, chống lão hoá và duy trì sức khoẻ của xương. Tuy nhiên, nước ép chà là không nên uống quá nhiều khi mang thai.

Sử dụng nhiều chà là trong mùa hè sẽ không tốt cho mẹ bầu vì chúng tạo ra lượng nhiệt cao trong cơ thể người mẹ. Điều này có thể gây ra những biến chứng không đáng có, đặc biệt là trong giai đoạn sau của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ – Những loại nước ép không nên uống khi mang thai

Đối với một người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối thai kỳ, họ luôn phải đấu tranh về những gì có thể ăn và những gì nên tránh. 

Hãy nhớ quy tắc đơn giản này – Bất cứ thứ gì có thể được tiêu hóa quá nhanh đều có thể khiến lượng đường tăng đột ngột và do đó cần phải tránh. Vì vậy, hãy tiếp tục dùng trái cây tươi với mức độ vừa phải. Có thể bổ sung dưới dạng nước ép để nhận nhiều dinh dưỡng hơn, đặc biệt chú trọng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp như ổi, chuối, bơ, dâu tây,… Bổ sung chúng dưới dạng nước ép hoặc sinh tố, kết hợp với các loại rau củ quả sạch khác để giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, giảm mệt mỏi và căng thẳng khi mang thai.

Những loại nước ép không nên uống khi mang thai và những mẹ đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm nước ép từ trái cây có hàm lượng đường cao hoặc trái cây sấy khô như nho khô, xoài, táo, lê…. Hãy hạn chế tối đa và hỏi ý kiến bác sỹ và chuyên gia sức khỏe sản khoa để  hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm nên hay không nên ăn khi mang thai.

Mang thai là thời gian bạn phải tận hưởng một chế độ ăn uống lành mạnh, ngon miệng và bổ dưỡng để giúp bạn vui vẻ và cũng nuôi dưỡng sức khỏe của bé. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất và trái cây, rau quả tươi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hy vọng danh sách các loại trái cây và nước ép không nên uống khi mang thai của Omega Juicers Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn dấu hiệu về loại trái cây nào an toàn và loại nào không.

Tác giả: Omega Juicers Việt Nam

Tài liệu tham khảo:

  1. https://truejuice.vn/articles/nuoc-ep-tot-cho-ba-bau/
  2. https://suckhoedoisong.vn/trai-cay-nao-tot-cho-thai-phu-bi-dai-thao-duong-thai-ky-169220606233847581.htm
Liên hệ Hotline: 0981215486 Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo