Kinh doanh nước ép nên dùng máy ép nào? Kinh nghiệm chọn máy ép trái cây phù hợp cho quán

Khi bắt đầu kinh doanh nước ép, lựa chọn được máy ép trái cây có công suất cao, chất lượng nước ép đảm bảo, dễ tháo lắp và vệ sinh là những yếu tố được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo hiệu quả và hiệu suất kinh doanh. Vậy làm thế nào để lựa chọn máy ép phù hợp giữa vô số loại máy trên thị trường ngày nay? Máy ép chậm hay máy ép nhanh sẽ giải quyết những vấn đề trên tốt nhất?

Hãy cùng khám phá những cách để lựa chọn máy ép trái cây phù hợp cho kinh doanh dưới đây nhé.

Các mô hình kinh doanh nước ép hiện nay là gì

Kinh doanh nước ép có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có những đặc điểm và yêu cầu riêng:

Mô hình kinh doanh nước ép trên xe đẩy lưu động

Đây là hình thức được nhiều chủ kinh doanh nước ép lựa chọn hiện nay bởi lượng vốn đầu tư ban đầu thấp, chi phí bỏ ra chủ yếu để mua máy ép trái cây, xe đẩy và nguyên liệu.

Kinh doanh nước ép trên xe đẩy thường không có địa điểm bán cố định, hoặc bán trong thời gian ngắn, thời vụ. Do đó, lượng khách hàng thường không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào vị trí xe đẩy và thời điểm bán trong ngày.

Do không gian hạn chế và tính chất lưu động nên menu của các xe đẩy nước ép thường đơn giản, ít đa dạng, chỉ có vài loại nước ép, sinh tố cơ bản và một số loại thức uống khác.

Chủ các mô hình kinh doanh nước ép này hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu nhanh chóng, tiện lợi, chủ yếu mua nước ép để phục vụ nhu cầu giải khát. Họ thường là những người đi đường, công nhân, học sinh – sinh viên, phần lớn là có thu nhập trung bình thấp.

Mô hình kinh doanh nước ép trên xe đẩy lưu động
Mô hình kinh doanh nước ép trên xe đẩy lưu động

Mô hình quán chuyên kinh doanh nước ép

Đây cũng là mô hình kinh doanh nước ép khá phổ biến, phù hợp với những bạn có vốn đầu tư lớn hơn để thuê mặt bằng và đầu tư trang thiết bị.

Các quán chuyên kinh doanh nước ép thường có không gian rộng rãi hơn, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng như uống nước tại quán, ngồi trò chuyện…

Mô hình kinh doanh này cũng tập trung vào việc sáng tạo menu với đa dạng các loại nước ép, sinh tố khác nhau, từ các công thức đơn giản đến phức tạp, phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. 

Bên cạnh đó, do xu hướng tiêu dùng xanh đang trở nên rất phổ biến hiện nay, nhiều quán kinh doanh nước ép còn hướng đến tập trung bán các loại đồ uống tốt cho sức khoẻ như nước ép detox, nước ép rau củ…Vì vậy, việc lựa chọn nguyên liệu và dụng cụ ép nhằm đảm bảo chất lượng nước ép là vô cùng cần thiết.

Chính vì những lý do này, tệp khách hàng của mô hình chuyên kinh doanh nước ép cũng rất phong phú, đồng thời thu hút được những khách hàng trung thành nếu chất lượng nước ép ngon, đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Mô hinh quán chuyên kinh doanh nước ép
Mô hình quán chuyên kinh doanh nước ép

Mô hình quán cafe kết hợp kinh doanh nước ép

Các quán cafe hiện nay thường có menu rất đa dạng, bên cạnh các loại cafe truyền thống thì còn kết hợp nhiều loại đồ uống khác như nước ép healthy và cả đồ ăn nhẹ, giúp thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

Mô hình này yêu cầu số vốn đầu tư cao do chi phí cho mặt bằng, nhân viên lớn, cần trang trí không gian quán đẹp và trang thiết bị phù hợp với từng loại đồ uống. 

Đối tượng khách hàng cũng đa dạng, nhưng nhìn chung hướng đến khách hàng cao cấp hơn, là những người có thu nhập trung bình đến cao, sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm tại quán. Chính vì vậy, yêu cầu của họ về không gian, dịch vụ, chất lượng đồ uống cũng cao hơn so với hai mô hình trên.

Kinh nghiệm chọn máy ép trái cây phù hợp cho quán

Chọn máy ép trái cây cho mô hình xe đẩy

Vì tính chất lưu động, các xe đẩy nước ép thường thay đổi địa điểm liên tục đến những nơi có khách hàng mới, do đó, các chủ kinh doanh nước ép thường chọn máy ép nhanh nhờ thiết kế nhỏ gọn, tiện di chuyển. Bên cạnh đó, máy ép nhanh thường có giá thành khá rẻ, không cần bỏ vốn quá nhiều, phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ và vốn đầu tư ít.

Không thể phủ nhận tính nhanh gọn của máy ép nhanh, tuy nhiên chất lượng nước ép lại không được đảm bảo. Máy ép nhanh hoạt động với tốc độ cao dễ sinh nhiệt, làm oxy hoá các chất dinh dưỡng, giảm chất lượng của nước ép. Nước ép thường loãng, nhạt màu và không giữ được trọn vẹn hương vị như ban đầu.

Ngoài ra, máy ép nhanh gặp hạn chế khi ép các loại rau xanh có chứa nhiều xơ như cần tây, rau má… Nếu trong menu kinh doanh nước ép của bạn có các loại nước ép rau củ healthy thì có thể cân nhắc đầu tư thêm máy ép chậm để đem lại sự tối ưu trong hoạt động kinh doanh của mình.

Máy ép chậm sẽ thuận tiện hơn trong việc chiết xuất các loại rau xanh và củ quả, hạn chế kẹt và tắc nghẽn bã. Chất lượng nước ép khi so với máy ép nhanh cũng cao hơn gấn 2 lần. Tuy nhiên, máy ép chậm có giá thành cao hơn, dao động từ 1 triệu cho tới hơn 10 triệu đồng.

– Các loại máy ép nhanh phù hợp: Máy ép trái cây Panasonic PAVH-MJ-DJ01SRA, Máy ép nhanh Mixmax FJ-04, Máy ép trái cây Uniblend SS-01…

– Các loại máy ép chậm phù hợp với vốn đầu tư nhỏ: Máy ép chậm Omega H3000, Máy ép chậm Kuvings J80…

Máy ép nhanh dùng trong kinh doanh nước ép
Máy ép nhanh dùng trong kinh doanh nước ép

Chọn máy ép trái cây cho quán chuyên kinh doanh nước ép

Các quán chuyên kinh doanh nước ép thường có lượng khách hàng đông đúc và liên tục, khách hàng bên cạnh việc mua nước ép phục vụ giải khát thì còn có nhu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh và tốt cho sức khỏe. Vì vậy, khi chọn máy ép trái cây, cần lựa chọn máy ép đảm bảo các tiêu chí:

– Máy ép hoạt động được trong thời gian dài, có khả năng ép liên tục để phục vụ lượng khách hàng đông đảo.

– Máy phải đảm bảo chất lượng nước ép và có khả năng ép nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau.

– Máy ép cần dễ vệ sinh, lắp đặt dễ dàng để tránh gián đoạn khiến khách hàng phải chờ đợi quá lâu.

Việc lựa chọn máy ép chậm sẽ là giải pháp tối ưu đảm bảo các tiêu chí trên. Máy ép chậm là dòng máy sử dụng công nghệ ép chậm tiên tiến nhất hiện nay. Máy hoạt động ở tốc độ thấp, hạn chế tối đa sinh ra nhiệt, giúp bảo toàn chất dinh dưỡng có trong nước ép. Lượng nước ép chiết xuất được nhiều hơn, đậm màu, phần bã được ép kiệt nên khô hơn, không gây lãng phí nguyên liệu.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt và vệ sinh của máy ép chậm cũng rất dễ dàng và nhanh chóng do được cấu tạo bởi ít khớp nối, người dùng chỉ cần tháo các chi tiết cơ bản rồi tráng qua dưới vòi nước là đã có thể làm sạch máy ép.

Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng cả máy ép chậm trục đứng và trục ngang để đảm bảo hiệu suất. Máy ép chậm trục đứng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các loại củ quả và trái cây mềm. Ngược lại, máy ép chậm trục ngang sẽ phát huy công năng tốt hơn với các loại rau xanh nhiều xơ và các loại củ quả cứng. 

Máy ép chậm trục ngang cũng giúp xử lý tốt các loại rau nhiều chất xơ như cải kale, cần tây, cỏ lúa mì… mà không gây tắc hay kẹt máy, đặc biệt phù hợp với các loại nước ép rau xanh, nước ép detox…

Máy ép chậm dùng trong kinh doanh nước ép
Máy ép chậm dùng trong kinh doanh nước ép

Tuỳ thuộc vào quy mô và lượng khách của quán mà chủ kinh doanh nước ép sẽ quyết định đầu tư số lượng máy ép chậm phù hợp, đảm bảo hoạt động hiệu quả và không gây gián đoạn trong quá trình kinh doanh. 

Các loại máy ép chậm phù hợp cho quán chuyên kinh doanh nước ép:

– Máy ép chậm dưới 5 triệu đồng: Máy ép chậm trục ngang Omega H3000, Máy ép chậm Kuvings J80, Máy ép chậm Olivo SJ22…

– Máy ép chậm từ 5 – 8 triệu đồng: Máy ép chậm trục ngang Omega CNC82, Máy ép chậm trục đứng Biochef 666, Máy ép chậm trục đứng Kuvings C7000…

– Máy ép chậm từ 8 – 10 triệu đồng: Máy ép chậm trục ngang Omega NC1002HDC, Máy ép chậm trục đứng Hurom H400, Máy ép chậm Kuvings EVO820…

Xem thêm:

Top máy ép chậm tốt nhất dưới 5 triệu – Review chi tiết

Máy ép chậm tốt nhất trong tầm giá 5 đến 8 triệu đồng

Máy ép chậm tốt nhất từ 8 đến 10 triệu đồng

Chọn máy ép trái cây cho quán cafe kết hợp kinh doanh nước ép

Đối với mô hình kinh doanh nước ép kết hợp trong quán cafe, menu quán thường đa dạng các loại đồ uống nên chủ kinh doanh không cần trang bị số lượng lớn máy ép trái cây. Tuy nhiên, do đối tượng khách hàng cao cấp, sẵn sàng chi trả nhiều hơn nên yêu cầu của họ về chất lượng đồ uống và quy trình dịch vụ cũng sẽ cao hơn.

Chủ kinh doanh nước ép cần lựa chọn máy ép trái cây có khả năng ép nhiều loại nguyên liệu khác nhau, từ trái cây đến rau củ, và đảm bảo chất lượng cao, giữ nguyên hương vị và dinh dưỡng. Máy ép chậm sẽ là giải pháp giúp giải quyết tốt điều này mà các dòng máy ép nhanh chưa thực hiện được.

Bên cạnh đó, một số dòng máy như máy ép chậm trục ngang của Omega Juicers còn có thể làm sữa hạt, kem, bơ… giúp mở rộng thêm menu của quán mà không cần trang bị thêm các loại máy riêng lẻ khác.

Tuỳ theo quy mô của quán cafe mà chủ quán lựa chọn số lượng máy ép cho phù hợp. Thông thường, nếu quy mô quán nhỏ và vừa, lượng khách không quá nhiều và liên tục, chủ quán có thể chỉ cần trang bị một máy ép chậm công suất cao loại 200W. Nếu lựa chọn máy có công suất thấp hơn, thì việc kết hợp một máy ép chậm trục đứng và một máy ép chậm trục ngang sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.

Việc đảm bảo chất lượng nước ép và quy trình phục vụ tốt sẽ góp phần lớn trong việc đem lại những khách hàng trung thành cho quán. Chính vì vậy, máy ép chậm là một giải pháp rất đáng để đầu tư.

Với mô hình kinh doanh này, các chủ cửa hàng sẽ hướng tới các dòng máy chất lượng, có hiệu suất ép tốt và ngoại hình máy bắt mắt để phù hợp với không gian quán.

Gợi ý một số mẫu máy ép chậm phù hợp:

– Máy ép chậm trục đứng: Biochef 666, Biochef 888, Kuvings C7000,…

– Máy ép chậm trục ngang: Omega CNC82, Omega NC1002HDC,…

Lựa chọn máy ép trái cây phù hợp cho nhu cầu kinh doanh là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Dựa vào đặc điểm và yêu cầu của từng mô hình, bạn có thể lựa chọn máy ép trái cây phù hợp nhất, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu cho quán. Hy vọng rằng những kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn máy ép trái cây cho quán của mình.

Tác giả: Omega Juicers Việt Nam

Liên hệ Hotline: 0981215486 Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo