CẨM NANG VỀ MÁY ÉP CHẬM

Một ly nước ép tươi từ rau củ quả mỗi sáng mang lại vô vàn lợi ích tốt cho sức khỏe. Các loại rau xanh, củ quả chứa hàm lượng vitamin và chất khoáng phong phú giúp nạp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng. Chắc hẳn, nếu bạn là một người yêu thích nước ép healthy, bạn sẽ cần một chiếc máy ép chất lượng, giúp chiết xuất nước ép từ các loại rau củ quả tốt hơn và không lo ngại vấn đề sinh nhiệt làm mất đi các chất dinh dưỡng. Dòng máy được nhiều tín đồ nước ép yêu thích đó chính là máy ép chậm.

Việc vận hành một thiết bị như vậy dễ dàng và ít tốn thời gian hơn so với phương pháp làm nước ép trái cây truyền thống. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố cần được xem xét trước khi quyết định sở hữu một chiếc máy như vậy. Cùng Omega Juicers Việt Nam tìm hiểu tất tần tật thông tin về máy ép chậm nhé!

Máy ép chậm là gì?

Cụm từ máy ép chậm là dùng để chỉ chung cho tất cả các dòng máy ép trái cây hoạt động với tốc độ chậm để “hóa lỏng” các loại rau xanh, củ quả và trái cây tươi sống và ở dạng thô.

Đây là thiết bị gia dụng được nhiều chị em đánh giá là rất cần thiết trong căn bếp của mình. Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ những loại thực phẩm tự nhiên như rau xanh và củ quả, máy ép chậm là lựa chọn hàng đầu.

Máy ép giúp chiết xuất nước ép tươi từ rau củ quả tự nhiên dưới tốc độ ép chậm để bảo toàn dinh dưỡng tối đa. Một ly nước ép có thể là sản phẩm “cô đặc” của cả một rổ rau củ lớn. Cơ thể bạn sẽ không cần tốn nhiều năng lượng để tiêu hóa chúng: Nước ép – với hầu hết toàn bộ dinh dưỡng từ rau củ quả, ở dạng chất lỏng sẽ được cơ thể bạn hấp thụ gần như ngay lập tức. 

Khác với các dòng máy ép truyền thống, máy ép chậm được đánh giá tạo ra chất lượng nước ép cao hơn. Hương vị thật giống với tự nhiên nhất, màu sắc nước ép đậm và giữ lại được nhiều dinh dưỡng.

Cơ chế hoạt động của máy ép chậm

Máy ép chậm sử dụng một (hoặc hai) trục ép có các rãnh xoắn xoay với tốc độ chậm nghiền và nén nguyên liệu qua lưới lọc để chiết xuất nước ép tinh mịn.

Quá trình hoạt động chia theo từng giai đoạn: Nguyên liệu đi vào ống ép – Nghiền nhỏ bởi trục ép – Tách nước ép và lọc mịn qua lưới lọc – Phần bã nén lại và đẩy ra bên ngoài.

Cơ chế hoạt động này sẽ làm phá vỡ cấu trúc ban đầu của rau củ quả, nghiền nhỏ và tách phần “nước cốt” tươi ra khỏi bã/xơ cứng của nguyên liệu.

Máy ép cần tây tốt
Nước ép cần tây – thức uống dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe, chiết xuất bằng máy ép chậm Omega CNC82 (Ảnh: Omega Juicers Việt Nam)

Công nghệ ép chậm giúp thu được lượng nước ép cao gấp 2 lần so với dòng máy ép truyền thống (thường được biết dưới tên máy ép nhanh hay máy ép ly tâm). Phần bã ép đẩy ra ngoài cũng khô và kiệt hơn, dinh dưỡng không còn sót lại nhiều.

Chất lượng nước ép tươi ngon, đậm màu và đậm dinh dưỡng hơn so với các phương pháp ép nước thông thường.

Quá trình ép diễn ra nhẹ nhàng dưới tốc độ chậm, chỉ từ 30~120 vòng/phút giúp hạn chế sinh nhiệt và giảm thiểu oxy hóa tối đa. Các giá trị dinh dưỡng trong nước ép được giữ nguyên, không bị phá hủy bởi nhiệt độ. Vì vậy, nước ép được chiết xuất bằng máy ép chậm có thời hạn sử dụng lâu hơn lên tới 72h!

Với cơ chế hoạt động này, bạn cũng có thể gọi đây là máy ép lạnh vì chúng ép hoặc lấy nước ép trái cây/rau củ ở nhiệt độ thấp, bảo quản các chất dinh dưỡng có thể bị hư hỏng do nhiệt.

Máy ép chậm khác với những dòng máy khác trên thị trường như thế nào?

Máy ép chậm là một trong nhiều dòng máy ép giúp tạo ra nước ép tươi ngon và tốt lành từ rau củ quả tự nhiên. 

Có rất nhiều phương pháp và thiết bị khác giúp làm nước ép ngay tại nhà. Ngoài máy ép chậm, trên thị trường còn có hai dòng máy phổ biến là máy xay truyền thống và máy ép nhanh (máy ép ly tâm).

Vậy máy ép chậm có điểm gì khác biệt so với máy xay và máy ép nhanh?

Máy xay

Máy xay hay máy xay sinh tố đã xuất hiện từ rất sớm trên thị trường và dần trở thành thiết bị gia dụng quen thuộc trong mọi căn bếp.

Nhiều gia đình lựa chọn sử dụng máy xay sinh tố làm nước ép trái cây: Xay nguyên liệu cùng một ít nước, sau đó, lọc lại qua rây hoặc khăn xô để bỏ phần bã/xơ cứng.

Thành phẩm nước ép thu được sẽ loãng và hương vị có phần nhạt hơn do quá trình xay đã thêm nước.

May Ep Cham Va May Xay Sinh To (1)

Một số công thức nước ép chứa rau xanh như cần tây và rau má cũng hạn chế hơn khi làm bằng máy xay vì xơ cứng từ rau xanh dễ gây kẹt máy và thậm chí dẫn tới hỏng hóc.

Khi so sánh cách làm nước ép truyền thống này với máy ép chậm, bạn sẽ thấy rằng chất lượng nước ép thu được thấp hơn. Quá trình xay – ép – lọc tốn nhiều thời gian và khâu vệ sinh sau ép cũng vất vả hơn.

Giá thành thấp nhưng chất lượng nước ép từ máy xay không cao, không lấy hết dinh dưỡng từ rau củ quả và phần bã còn ẩm dẫn tới lãng phí.

Máy ép chậm sẽ là giải pháp tiện lợi hơn để làm nước ép dinh dưỡng từ rau củ quả tươi. Công nghệ ép chậm giúp thu được lượng nước ép vượt trội, khả năng ép đa dạng rau củ quả và đơn giản hóa cách thức ép nước ngay tại nhà: Rút gọn công đoạn xay – ép – lọc từ 30 phút chỉ còn chưa đến 5 phút ép nước rảnh tay.

Máy ép nhanh

Trái ngược với máy ép chậm, máy ép nhanh hoạt động với tốc độ cao lên tới hơn 10.000 vòng/phút.

Máy ép sử dụng mâm xoay có các lưỡi dao quay với tốc độ cao mài nhỏ dần rau củ quả và tách nước ép khỏi phần bã dưới lực ly tâm.

Quá trình ép diễn ra nhanh chóng nên rất phù hợp với những ai bận rộn muốn uống nước ép tươi mỗi ngày.

Tuy nhiên, tốc độ ép nhanh khiến thành phẩm nước ép dễ tách lớp hơn do không khí có thể bị lọt vào trong quá trình ép, làm tốc độ oxy hóa nhanh và có nhiều bọt khí. 

Máy ép nhanh và máy ép chậm
Máy ép chậm mang lại chất lượng nước ép tốt hơn máy ép nhanh

Máy ép chậm sẽ khắc phục tất cả nhược điểm của dòng máy ép nhanh.

Máy ép chậm không tạo ra nhiều tiếng ồn do hoạt động ép rất nhẹ nhàng và êm ái. Bạn có thể thoải mái làm nước ép tươi mỗi sáng mà không lo lắng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của mọi người trong gia đình.

Đặc biệt, quá trình ép chậm giúp nhiệt độ lõi ép luôn ổn định, không làm sinh nhiệt trong quá trình ép giúp bảo toàn tối ưu dinh dưỡng tự nhiên từ rau củ quả.

Phân loại máy ép chậm

Máy ép chậm được phân loại theo thiết kế trục ép: Máy ép chậm trục đơn (một trục ép) và máy ép chậm trục đôi (hai trục ép).

Máy ép chậm trục đơn

Máy ép chậm trục đơn phổ biến hơn trên thị trường do tính ứng dụng cao, dễ sử dụng và vệ sinh, có mức giá hợp lý phù hợp với nhiều gia đình.

Nên lựa chọn máy ép nào để ép rau xanh?

Hai dòng máy trục đơn chính là: máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng với những ưu nhược điểm khác nhau.

Máy ép chậm trục ngangMáy ép chậm trục đứng
Kích thước miệng épMiệng ép nhỏ hơn, cần cắt nguyên liệu thành dạng thanh dàiThường có phần miệng ép lớn, có thể ép nguyên trái
Trục épTrục ép dài và nhiều rãnh xoẵn hơnTrục ép có kích thước lớn
Khả năng épÉp được đa dạng nguyên liệu từ rau xanh, củ quả cứng cho tới trái cây mềmÉp tốt các loại củ quả cứng, trái cây
Ép rau xanhÉp rau nguyên nhánh không cần cắt nhỏ
Không gây ra tình trạng kẹt bã khi ép lượng rau nhiều
Hạn chế khi ép rau xanh cần cắt nhỏ, dễ bị kẹt máy bởi xơ cứng
Chức năng khácĐa năng hơn.
Các dòng máy cao cấp như Omega có thể thay thế máy ép chậm, máy làm kem, sữa hạt, mỳ sợi và nghiền gia vị…
Các dòng máy trục đứng thông thường chỉ có chức năng ép
Một số dòng cao cấp hơn có thêm làm kem và sinh tố
Thời gian vệ sinhPhụ kiện tháo rời thân máy dễ dàng, ít chi tiết và khớp nối. Vệ sinh đơn giản và nhanh chóngPhụ kiện nhiều chi tiết và khớp nối, cần nhiều thời gian để vệ sinh kỹ hơn

Cả hai dòng máy ép chậm này đều phù hợp sử dụng trong gia đình và tạo ra những ly nước ép tươi ngon và chất lượng.

Máy ép chậm trục đứng ép tốt nhất đối với củ quả cứng và trái cây. Nếu bạn muốn làm nước ép cần tây hay các loại rau xanh khác bằng kiểu máy này, bạn cần phải cắt nhỏ và ngắn thân/lá rau. Khi ép cần cho từ từ nguyên liệu vào máy để tránh tình trạng tắc nghẽn xảy ra. Phụ kiện của máy ép trục đứng có nhiều chi tiết khớp nối, hãy rửa chúng dưới vòi nước chảy và vệ sinh kỹ lưỡng từng bộ phận để tránh cặn bẩn còn sót lại tích tụ vi khuẩn.

Thiết kế của máy ép chậm trục ngang rất tuyệt vời để xử lý các loại rau xanh nhiều xơ và khó ép như cần tây, rau má và cả cỏ lúa mì. Ưu điểm lớn so với các dòng máy khác là khả năng ép rau xanh nguyên nhánh dài, không cần cắt ngắn và nhỏ. Máy ép chậm trục ngang cuốn rau tốt, đẩy bã ra bên ngoài và không gây ra tình trạng kẹt bã. Đối với các loại củ quả cứng và trái cây, bạn sẽ cần sơ chế cắt dạng thanh dài, bởi máy có ống tiếp nguyên liệu dạng ống và dài.

Xem thêm: “Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng tốt hơn? So sánh chi tiết 2 loại máy ép

Máy ép chậm trục đôi

Máy ép chậm trục đôi là những dòng máy ép cao cấp với giá thành xếp vào hàng “đắt đỏ”.

May Ep Cham Angel

Các dòng máy ép trục đôi sẽ có thiết kế trục ép độc đáo hơn. Hai bánh răng dài được đặt khít nhau nghiền nát nguyên liệu và nén lại ở lưới lọc mịn. Chất lượng nước ép được đánh giá là tốt nhất khi chiết xuất từ dòng máy này. Lượng nước ép nhiều hơn, sánh mịn hơn và cho độ kiệt bã rất cao.

Cơ chế hoạt động tương tự máy máy ép chậm trục ngang: nghiền và đẩy bã trực tiếp ra bên ngoài theo phương ngang.

Thiết kế này cho phép máy ép có khả năng ép tốt tất cả nguyên liệu từ trái cây mềm cho tới các loại rau củ quả cứng và đặc biệt là các loại rau xanh khó ép như cần tây, cỏ lúa mì hay rau má.

Cơ chế hoạt động ép chậm của cả hai dòng máy ép giúp nghiền nguyên liệu một cách từ từ, không làm sinh nhiệt trong quá trình ép và hạn chế không khí bị đẩy vào. Vì vậy thành phẩm nước ép được chiết xuất từ các dòng máy ép chậm này có thời hạn bảo quản lâu hơn và ít bị tách nước.

Tuy nhiên, máy ép trục đôi sẽ cầu kỳ hơn khi lắp đặt và vệ sinh. Chúng thường có nhiều bộ phận để lắp ráp và tháo rời khiến việc vệ sinh mất nhiều thời gian. Thiết kế ống ép nhỏ hơn, cần cắt nhỏ và cho nguyên liệu từ từ.

Máy ép chậm phù hợp với ai?

Máy ép chậm phù hợp với mọi gia đình bởi tính năng an toàn và cách thức sử dụng dễ dàng.

Omega Juicers là thương hiệu máy ép chậm hàng đầu tại Mỹ. Các dòng máy ép trục ngang Omega có giá thành dao động từ 3 đến hơn 11 triệu đồng có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Khác với các dòng máy ép trục đôi cầu kỳ, máy ép chậm Omega là dòng máy ép trục đơn phổ biến, dễ sử dụng và vệ sinh hơn rất nhiều. Khả năng ép rau củ quả tốt và giá thành hợp lý nên được rất nhiều tín đồ nước ép yêu thích.

Các dòng máy ép chậm trục đôi như Tribest hoặc Angel được đánh giá là khá đắt đỏ. Để sở hữu một chiếc máy ép này, bạn cần bỏ ra khoản đầu tư từ 14 cho tới hơn 48 triệu đồng. 

Khi bạn đã quyết định bỏ ra một khoản lớn cho sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ nhận lại giá trị tương ứng. Máy ép chậm trục đơn hay các dòng máy ép trục đôi đều là những thiết bị tốt nhất để tạo ra ly nước ép thơm ngon. Tùy vào nhu cầu và ngân sách của bạn để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Omega NC902 HDC - Omega Juicers Việt Nam

Dù bạn muốn uống nước ép trái cây tươi ngon và giải khát hay bạn có nhu cầu về nước ép chữa lành từ rau xanh, máy ép chậm đều có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn.

Ép chậm có ưu điểm lớn so với các dòng máy truyền thống là chiết xuất nước ép chất lượng cao hơn, có hương vị thật và giữ lại được nhiều dưỡng chất nhất.

Dinh dưỡng tự nhiên từ nước ép rau củ quả có chứa vitamin, khoáng chất, enzyme tự nhiên và đặc biệt là chất xơ hòa tan. Một chiếc máy ép chậm tốt sẽ giúp bạn nhận được nhiều nhất các dinh dưỡng tự nhiên này và cải thiện sức khỏe. 

Máy ép chậm phù hợp ngay cả với những người bận rộn, không có nhiều thời gian chuẩn bị nước ép mỗi sáng. Nước ép chiết xuất từ máy ép chậm có thời hạn bảo quản lên tới 72h trong ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể chuẩn bị nước ép từ buổi tối trước đó, khoảng 3~5 khẩu phần cho cả ngày. Bảo quản trong chai thủy tinh có nắp, đổ đầy nước ép tới miệng chai, đóng nắp và để sâu trong ngăn mát tủ lạnh.

Mẹo: Nước ép tươi ngon nhất là ngay sau khi mới ép xong. Tất cả vitamin, khoáng chất và enzyme có lợi đều được giữ nguyên trong ly nước ép. Nếu bạn là người bận rộn nhưng vẫn muốn uống nước ép tươi vào buổi sáng, đây là cách dành cho bạn.

Hãy sơ chế trước tất cả nguyên liệu rau củ quả, cắt miếng phù hợp với máy ép. Rửa sạch, để ráo và cho vào hộp kín bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Buổi sáng bạn chỉ cần bỏ nguyên liệu ra và mất chưa tới 5 phút là có thể làm mẻ lớn nước ép cho cả ngày.

Cách sử dụng tối ưu máy ép chậm

Ngoài chức năng ép nước, máy ép chậm có thể sử dụng để hỗ trợ chế biến nhiều món ngon cho gia đình.

Làm sữa hạt

Cơ chế ép và lọc mịn của máy ép chậm có thể sử dụng để làm sữa hạt.

Hầu hết các dòng máy ép chậm đều có thể làm sữa hạt tươi (chưa đun nấu). Tuy nhiên, một số loại máy ép có lưới lọc có mắt lưới quá nhỏ và các dòng máy trục đứng cân nhắc trước khi làm sữa hạt do cặn từ các loại hạt có thể mắc vào dễ gây tắc lưới.

Tham khảo các dòng máy ép trục ngang có thể làm sữa hạt dễ dàng, việc nghiền và ép lại lần 2 cũng có thể thực diện để lọc mịn sữa hạt tốt nhất.

Lưu ý: Nên ngâm các loại hạt ít nhất 6-8 tiếng, thay nước ngâm hạt từ 1-2 lần. Khi ép hãy cho từ từ hạt và nước ngâm với tỷ lệ 1:1 để tránh gây quá tải máy. Bạn có thể đun ấm lên trước khi sử dụng.

Làm kem

Các dòng máy ép chậm có đi kèm phụ kiện lưới làm kem, hoặc lưới kín (không có mắt lưới) sẽ giúp bạn làm kem tươi từ trái cây đông lạnh.

Kem tươi không hề có chất phụ gia, chất tạo màu hay chất bảo quản, rất tốt cho sức khỏe và dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

Giữ lại màu tự nhiên từ thực phẩm

Máy ép chậm có thể tạo ra nước ép với màu sắc tự nhiên từ các nguyên liệu rau, củ, quả.

Một số loại rau củ được dùng để tạo màu thực phẩm như cà rốt (vàng cam), rau cải bó xôi (xanh lá), thanh long đỏ (hồng),…

Sử dụng nước ép nguyên chất từ máy ép chậm để tạo màu cho các món ăn tốt cho sức khỏe ngay tại nhà như mì sợi rau củ, sữa hạt và cả làm bánh.

Nước ép được chiết xuất từ máy ép chậm còn chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Phần “thịt” của nguyên liệu được ép kiệt nên khi bạn trộn nước ép với bột làm bánh hoặc mì sợi, đôi khi sẽ thấy có những hạt mịn lấm chấm. Đó đều là chất xơ có lợi cho sức khỏe.

May Ep Cham Omega Nc1002 Lam My Soi
Có thể bạn chưa biết: Máy ép chậm Omega không chỉ tạo màu cho mì rau củ, một số mẫu cao cấp như NC1002HDC còn có thể thay thế máy làm mỳ sợi với các đầu ép có hình dáng khác nhau.

Nước lẩu/lẩu chay

Nước lẩu được làm từ rau củ quả có hương vị ngọt dịu mang lại cảm giác thanh đạm và không bị ngán. Bạn cũng có thể sử dụng cách này để làm nước lẩu chay cho cả gia đình.

Ép nước cốt của các loại củ quả như cà rốt, su hào, củ đậu và một số loại quả tạo ngọt khác như táo, lê và dứa.

Khi nấu, bạn cho thêm nước để vừa ăn và không cần cho đường hay bột canh vì rau củ quả đã rất thơm ngọt rồi. Tùy vào khẩu vị hoặc loại lẩu bạn làm như lẩu nấm hay lẩu thái, bạn có thể phi thơm thêm cà chua, cho thêm sả (hoặc giềng, lá chanh, ớt sừng), nước cốt me và nước dừa.

Nước dùng từ rau củ quả có vị ngọt tự nhiên, tốt cho sức khỏe và chế biến rất nhanh chóng. Không còn phải ninh/hầm xương ống tốn nhiều thời gian nữa. Nước dùng này hợp với mọi loại lẩu, mọi người thử áp dụng nhé!

Rất nhiều thành viên yêu nước ép xanh đã tham gia cộng đồng yêu nước ép để cùng chia sẻ những thông tin bổ ích về nước ép dinh dưỡng và lối sống xanh Healthy.

Hãy tham gia ngay để tạo nên một cộng đồng “Nghĩ xanh – Sống xanh” cùng Omega nhé!

Tác giả: Omega Juicers Việt Nam

Liên hệ Hotline: 0981215486 Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo