Nước ép xanh đã trở thành một xu hướng sức khỏe phổ biến trong những năm gần đây bởi những lợi ích rất tốt đối với cơ thể. Để chiết xuất nước ép xanh, bạn sẽ cần một chiết máy ép tốt để “vắt kiệt” từng giọt dưỡng chất trong rau xanh và hạn chế tình trạng khi ép bị kẹt bã.
Các loại rau xanh phổ biến được dùng để làm nước ép xanh bổ dưỡng như rau cải xoăn, cải bó xôi, rau má và đặc biệt là cần tây – một trong những loại rau nổi tiếng là “khó tính”.
Cần tây rất nhạy cảm với nhiệt, bạn nên chiết xuất nước ép cần tây bằng máy ép chậm để đảm bảo quá trình ép không sinh nhiệt và bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng tối đa. Tuy nhiên, trong quá trình ép nước cần tây và các loại rau xanh khác, đôi khi sẽ gặp tình trạng kẹt bã. Vậy nguyên nhân là gì và cách xử lý tình trạng khi ép bị kẹt bã như nào?
Cùng tìm câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!
Nước ép từ các loại rau xanh có lợi ích gì?
Nước ép xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thực vật khác cực kỳ phong phú có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm cả việc tăng cường hệ thống miễn dịch.
Từ việc tăng mức năng lượng đến cải thiện tiêu hóa và thậm chí giảm viêm, lợi ích của việc kết hợp nước ép xanh vào chế độ ăn uống của bạn là rất nhiều:
- Nước ép xanh có thể giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh.
- Uống nước ép xanh vào buổi sáng có thể ngăn ngừa bệnh tim.
- Các loại rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Hỗ trợ giảm cân
- Góp phần tăng cường sức khỏe làn da và mái tóc
- Có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm sự sụt giảm năng lượng
- Chứa enzyme và chất dinh dưỡng hỗ trợ quá trình trao đổi chất khỏe mạnh
- Thải độc
Nước ép các loại rau như cần tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn là biến chúng thành sinh tố.
Cần tây là một loại “siêu thực phẩm” tốt cho sức khỏe vì nó có nhiều chất xơ và dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ép cần tây còn có thể giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ. Tuy nhiên, chúng nằm trong top đầu danh sách khó ép nước, khi ép bị kẹt bã.
Đọc thêm: “Hiểu rõ bản chất và tác dụng của nước ép. Uống nước ép có tốt không?“
Lý do cần tây và các loại rau xanh khi ép bị kẹt bã
Các loại rau xanh, đặc biệt là cần tây rất khó ép vì các sợi, xơ từ lá và thân có độ dai khiến máy ép khó chiết xuất được chất lỏng và dinh dưỡng từ rau, có thể dẫn đến khi ép bị kẹt bã.
Các xơ cứng từ thân rau có thể bao quanh trục ép, làm tắc lưới lọc dẫn đến tình trạng kẹt máy.
Đặc biệt tình trạng này có thể gây kẹt cứng máy – thường gặp ở các dòng máy ép chậm trục đứng. Khi ép bị kẹt bã gây cản trở việc tháo rời các bộ phận máy ra để kiểm tra và vệ sinh.
Thường xuyện gặp gián đoạn do ép bị kẹt bã gây ảnh hưởng tới trải nghiệm ép nước và không còn hào hứng.
Nhiều khách hàng phản hồi rằng, khi máy kẹt cứng, không tháo rời được các bộ phận bên trong máy ra để vệ sinh làm phần bã bên trong máy để lâu ngày sẽ bốc mùi, gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mẹo và cách xử lý kẹt bã khi ép cần tây và các loại rau xanh
1. Chọn nguyên liệu tươi mới
Độ tươi và độ giòn của nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả ép nước của bạn.
Nếu cần tây để lâu không còn tươi, hãy đặt cần tây vào một bát nước lạnh trong vài giờ để làm chúng “hồi sinh”.
Một mẹo nhỏ là cần tây và rau củ quả đã bảo quản lạnh sẽ ép tốt hơn rau củ quả để ở nhiệt độ phòng.
2. Sơ chế nguyên liệu phù hợp với loại máy ép bạn đang dùng
Việc sơ chế nguyên liệu rau xanh trước khi bắt đầu ép nước rất quan trọng.
Chiều dài và kích thước nguyên liệu có thể ảnh hưởng tới quá trình ép có bị kẹt bã hay không. Không phải loại máy ép nào cũng có thể ép được nguyên nhánh cần tây dài và không cần cắt ngắn.
Tùy vào máy ép bạn sử dụng mà có thể sơ chế cần tây để nguyên nhánh dài hoặc cắt nhỏ và ngắn. Dưa chuột và củ quả cứng như cà rốt có thể cắt thanh dọc hoặc phải cắt nhỏ (vụn).
3. Chọn máy ép rau xanh phù hợp để tránh khi ép bị kẹt bã
Có 2 dòng máy ép phổ biến hiện nay: máy ép nhanh (máy ép ly tâm), máy ép chậm (trục đứng và trục ngang)
Đối với các dòng máy ép nhanh, bạn sẽ cần cắt ngắn và nhỏ để trong quá trình ép hạn chế tình trạng khi ép bị kẹt bã. Tuy nhiên, chất lượng nước ép sẽ thấp và không đậm màu, đậm vị. Hương vị của ly nước ép trở nên loãng khi chiết xuất từ máy ép nhanh.
Các dòng máy ép chậm sẽ thu được lượng nước ép nhiều hơn và chất lượng nước ép sẽ vượt trội hơn, sánh mịn và giữ lại tối đa chất dinh dưỡng từ rau xanh:
- Máy ép chậm trục đứng: Phù hợp ép các loại trái cây, quả mọng thu được lượng nước ép nhiều hơn. Gặp khó khăn khi ép rau xanh và các loại nhiều xơ, cần phải cắt nhỏ và ngắn để tránh kẹt bã. Các xơ cứng sẽ bao quanh trục ép gây tình trạng kẹt cứng máy, bạn nên ép từ từ để máy có thể xử lý nguyên liệu.
- Máy ép chậm trục ngang – dòng máy ép chuyên nghiệp để ép rau xanh: Trục ép của máy nằm theo chiều ngang sẽ nghiền nát, nén và đẩy bã ra bên ngoài, hạn chế tối đa tình trạng khi ép bị kẹt bã. Thiết kế phù hợp để ép rau xanh, đặc biệt là cần tây không cần phải cắt nhỏ, bạn có thể để nguyên nhánh dài khi ép mà không sợ kẹt bã. Trục xoắn tự cuốn rau xanh rất tốt, tiết kiệm rất nhiều thời gian ép nước.
4. Ép từ từ
Để tránh khi ép bị kẹt bã, bạn chỉ nên cho từng phần nguyên liệu sau khi phần trước đó đã được nghiền nát hoàn toàn.
Không cho nhiều nguyên liệu vào ống ép cùng lúc, nếu không chúng có thể bị kẹt.
Nếu nguyên liệu của bạn có kích thước nhỏ, máy ép không tự ép được, bạn có thể sử dụng hỗ trợ bằng thanh đẩy nguyên liệu. Đẩy hoàn toàn nguyên liệu vào ống ép, và sau đó cho tiếp nguyên liệu mới một cách từ từ.
Không nên dùng lực quá mạnh để đẩy nguyên liệu xuống nhanh hơn. Hãy cho miếng nhỏ vừa miệng ống và đẩy nguyện liệu nhẹ nhàng xuống.
Tránh gây quá tải cho máy ép.
5. Nguyên tắc để tránh khi ép bị kẹt bã – Mềm trước và cứng sau, ít xơ trước và nhiều xơ sau
Trong công thức nước ép xanh, nhiều người sẽ thích kết hợp thêm một ít trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên và giúp hương vị phong phú hơn.
Khi ép nhiều loại rau xanh và củ quả có kết cấu khác nhau, hãy xen kẽ các loại thực phẩm mềm hơn với các loại thực phẩm cứng hơn. Vì trái cây có ít chất xơ nên khó để ‘đẩy’ nước ép qua lưới lọc.
Bằng cách xen kẽ thực phẩm mềm và cứng/ít xơ và nhiều xơ, máy ép của bạn có thể dễ dàng chiết xuất được nước ép tối đa.
Luôn kết thúc phiên ép bằng một nguyên liệu cứng hoặc nhiều xơ để đẩy bã ra ngoài, tránh khi ép bị kẹt bã. Nếu không, trái cây mềm có xu hướng nhiều bột gây tắc nghẽn lưới lọc gây dồn ứ phía trước ống ép.
6. Dùng chế độ đảo chiều khi ép bị kẹt bã
Hầu hết các dòng máy ép chậm tốt hiện nay đều tích hợp chế độ đảo chiều (REV) trên thân máy.
Khi trong phiên ép bị kẹt bã, dấu hiệu dồn ứ xuất hiện, bạn hãy bấm giữ nút đảo chiều khoảng 10~15 giây. Điều đó sẽ giúp đẩy ngược phần bã đang bị dồn lại bên trong trở lại, tháo gỡ các dồn ứ và tắc nghẽn.
Khi các dấu hiệu tắc nghẽn đã được gỡ, bạn bấm nút khởi động (ON) để tiếp tục phiên ép. Đợi phần bã cũ được đẩy ra hết, sau đó mới tiếp tục cho nguyên liệu mới vào.
Mẹo: Sau khi dùng chế độ đảo chiều và bật khởi động lại, bạn có thể cho một chút nước (tùy loại máy ép) vào trong ống ép để làm ẩm phần bã giúp máy ép đẩy ra tốt hơn.
Máy ép trục ngang tốt nhất để ép rau xanh
Một tín đồ nước ép, đặc biệt là nước ép xanh không thể bỏ qua dòng máy ép chậm trục ngang.
Máy ép chậm trục ngang sẽ giúp bạn nhận được lợi ích dinh dưỡng tối đa từ các loại rau xanh. Khả năng ép kiệt và chống kẹt bã từ dòng máy này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn và hạn chế lãng phí nguyên liệu.
Đây cũng là dòng máy dễ làm sạch nhất, vì các bộ phận dễ dàng tháo rời, không bị kẹt cứng và làm sạch nhanh chóng dưới vòi nước chảy chỉ trong 2~3 phút!
Gợi ý bạn đọc dòng máy ép chậm trục ngang chuyên nghiệp dùng trong gia đình: Máy ép chậm Omega, được khuyên dùng bởi Anthony William – tác giả cuốn sách Medical Medium (Cơ thể tự chữa lành) và là người khởi xướng phong trào nước ép cần tây trên toàn cầu.
Máy ép chậm Omega – Không còn nỗi lo khi ép bị kẹt bã
Máy ép chậm trục ngang Omega đi kèm đầy đủ các đặc điểm ưu việt của dòng máy ép chậm. Nổi bật với các ưu điểm ép đa dạng mọi loại nguyên liệu, khả năng ép rau xanh tốt và hạn chế tình trạng khi ép bị kẹt bã, dễ làm sạch và vệ sinh.
Không chỉ ép rau xanh, máy ép trục ngang đa năng ép được mọi loại rau, củ, quả và thậm chí là ép trái cây đông lạnh để làm kem tươi ít calo, tốt cho sức khỏe. Một chiếc máy lý tưởng sử dụng trong gia đình, làm nước ép xanh cho mẹ và nước ép trái cây cho con. Một ly kem tươi mát lạnh cho mùa hè chỉ trong 5 phút với máy ép chậm Omega!
Omega Juicers Việt Nam hiện có 4 dòng máy ép chậm trục ngang với các tính năng nổi bật khác nhau, phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình:
– H3000 * Đơn giản và tối ưu
– CNC82 * Thiết kế nhỏ gọn, đầy đủ tính năng cao cấp
– NC1002HDC * Cao cấp hơn, mạnh mẽ hơn
– NC902HDC * Thiết bị sang trọng làm nổi bật căn bếp Xanh của bạn
Sự tiện lợi và tối ưu từ Omega sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm ép nước hoàn toàn mới. Không còn nỗi lo khi ép bị kẹt bã, máy ép chậm Omega sẽ giúp bạn tạo ra một ly nước ép xanh bổ dưỡng và nhanh chóng.
Omega sẽ cùng bạn đồng hành trên con đường tìm kiếm lối sống xanh, lành mạnh và hạnh phúc!
Tác giả: Omega Juicers Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
- Sách “Cơ thể tự chữa lành – Nước ép cần tây” – Tác giả Anthony William.
- https://suckhoedoisong.vn/cho-bo-qua-loai-nuoc-ep-rau-duoi-day-de-tang-cuong-suc-khoe-mua-dich-169211211132839361.htm