Bệnh tiểu đường có nên uống nước ép rau củ quả không? Gợi ý 3 công thức nước ép nên thử

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Người bệnh phải theo dõi nghiêm ngặt các loại thực phẩm và đồ uống trong mỗi bữa ăn hàng ngày vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. 

Nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu của mình, việc áp dụng một kế hoạch ăn uống lành mạnh có thể đồng nghĩa với việc phải “hy sinh” một số món ăn ngon miệng nhưng lại không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, ví dụ như nước ép từ các loại trái cây. 

Nước ép trái cây thường không được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì hàm lượng đường tự nhiên cao.

Bài viết này sẽ thảo luận về những lợi ích và hạn chế của việc uống nước ép trái cây đối với những người mắc bệnh tiểu đường. 

Hãy theo dõi để đọc thêm về các công thức nước ép tốt cho người bệnh tiểu đường và những lời khuyên lành mạnh khác để đảm bảo bạn đang bổ sung nước ép từ rau củ quả một cách an toàn.

Nước ép Khi Bị Sốt

Uống nước ép trái cây có tốt cho người mắc bệnh tiểu đường không?

Đối với những người bình thường không bị tiểu đường, việc uống một ly nước ép trái cây thường không cần phải đắn đo. Tuy nhiên, đối với những người bệnh tiểu đường, đây có thể không phải là ý tưởng tốt nhất.

Bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể có thể chuyển hóa thức ăn đã tiêu thụ thành năng lượng. 

Ví dụ, sau khi bạn ăn một thứ gì đó, thức ăn bạn tiêu thụ sẽ bị phân hủy thành đường và thải vào máu. Khi lượng đường trong máu này tăng lên, nó sẽ báo hiệu tuyến tụy tiết ra insulin, giúp lượng đường trong máu đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. 

Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn có thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin để kéo lượng đường trong máu vào tế bào để lấy năng lượng. Nếu lượng đường trong máu không được hạ xuống mức khỏe mạnh, nó sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao và các biến chứng khác.

Trái cây chứa một lượng chất xơ tốt, là một chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp làm chậm tốc độ hấp thụ glucose hoặc đường khi tiêu hóa. Tuy nhiên, khi nói đến nước ép trái cây, hầu hết chất xơ đó sẽ bị loại bỏ trong quá trình ép, chủ yếu để lại hàm lượng đường tự nhiên rất cao. Nước ép trái cây khi uống vào cơ thể sẽ hấp thụ rất nhanh, vì vậy có thể dẫn đến mức đường huyết tăng đột biến và nhanh chóng. 

Vậy người bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây không?

Lợi ích của nước ép trái cây đối với người bệnh tiểu đường

Tùy thuộc vào loại nước ép trái cây, nó có thể mang lại một số lợi ích và ngay cả những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể nhận được. 

Nước ép trái cây là nguồn cung cấp vitamin C và các khoáng chất tuyệt vời, là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, sửa chữa mô cơ thể và tăng trưởng. Nó cũng giúp hình thành sự hấp thụ collagen và sắt và hỗ trợ hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.

Các nghiên cứu gợi ý rằng tiêu thụ rau xanh, củ quả và nước ép trái cây có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư và bệnh thoái hóa thần kinh.

Đây cũng là lý do tại sao nhiều người quyết định bổ sung nước ép trái cây trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Nước ép là cách nhanh gọn hơn để đáp ứng các nhu cầu về vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hàng ngày có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. 

Nước ép nguyên chất từ 100% trái cây chứa các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng chống oxy hóa và mức lipid trong máu. 

Sử dụng nước ép ngay sau khi ép sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất đấy bạn nhé

Hạn chế của nước ép trái cây với người bệnh tiểu đường là gì?

Mặc dù một cốc nước cam có thể đáp ứng lượng vitamin C hàng ngày của một người, nhưng ăn trái cây và rau củ vẫn là phương pháp ưu tiên để đạt được lượng chất dinh dưỡng này như mong muốn. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 uống quá nhiều nước trái cây có thể phải đối mặt với tình trạng tăng cân và tăng đường huyết.

Nước ép là dạng chất lỏng được cô đặc lại từ lượng rau củ quả lớn. Nếu chỉ 1 trái táo có thể không phải vấn đề, nhưng một ly nước ép táo được ép/chiết xuất từ 1 rổ táo thì lượng đường trong đó rất cao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Khi trái cây được chiết xuất thành nước ép, phần xơ bã đã được loại bỏ, đây chính là các chất xơ không hòa tan giúp giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể.

Tăng đường huyết – do lượng đường trong máu tăng nhanh, có thể gây ra một số tình trạng nghiêm trọng như tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến mất nước nghiêm trọng trong cơ thể.

Tăng đường huyết mãn tính có thể làm ảnh hưởng xấu một số bộ phận cơ thể, bao gồm mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu. Tổn thương các mạch máu này cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim và làm vết thương chậm lành. 

Nếu bạn muốn uống nước ép trái cây, điều quan trọng là phải chú ý đến các triệu chứng tăng đường huyết, có thể bao gồm mệt mỏi, mờ mắt, khát nước nhiều, khô miệng và cảm giác chung là không khỏe.

Hãy hạn chế ăn và uống nước ép/sinh tố từ các loại trái cây có lượng đường tự nhiên cao như vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu, nhãn,… do những nguy cơ tiềm ẩn đi kèm với việc lượng đường trong máu tăng nhanh.

Luôn theo dõi các chỉ số đường huyết và tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bổ sung nước ép vào chế độ ăn uống của bạn.

Cách lựa chọn nước ép trái cây tốt cho bệnh tiểu đường

Nước ép từ trái cây ít đường

Chọn các loại nước ép từ 100% trái cây tự nhiên không thêm đường và tránh các loại nước ép làm từ trái cây có lượng đường tự nhiên cao như dứa hoặc xoài.

Thay vào đó, hãy dùng các loại nước ép như chanh không đường hoặc nước ép bưởi, có chỉ số đường huyết thấp hơn hầu hết các loại nước ép trái cây khác. Các loại nước ép này có lượng calo và đường thấp giúp bổ sung vitamin C tốt cho sức khỏe.

Bưởi, cam, quýt, ổi, lựu, đào, mơ, mận… đều là những loại trái cây có lượng GI thấp, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Nước ép rau củ quả tươi – Kết hợp từ nhiều loại rau củ ít ngọt

Nước ép làm từ rau củ tươi thường tốt hơn cho bệnh tiểu đường vì chúng thường có chỉ số đường huyết thấp và lượng chất chống oxy hóa cao.

Khi kết hợp cả rau xanh và củ quả trong 1 công thức nước ép sẽ giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng tốt cho cơ thể, lượng đường ít nhưng vẫn sẽ có vị ngọt nhẹ tự nhiên và dễ uống hơn.

Nước ép cải kale - ổi -dưa chuột
Nước ép Cải Kale – Ổi – Dưa chuột hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh là có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 và hỗ trợ giảm cân. Do đó, để có một lựa chọn thay thế lành mạnh, những người mắc bệnh tiểu đường nên thử nước ép cải kale (cải xoăn) và rau bina (cải bó xôi), những loại nước ép này rất tốt trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu.

Các loại rau củ không chứa tinh bột là một số nhóm thực phẩm rất tốt người bệnh tiểu đường, chúng chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin và chất phytochemical. Rau củ cũng có ít calo và carbohydrate hơn, rất quan trọng cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Một số loại rau củ không chứa tinh bột phổ biến mà bạn có thể muốn cân nhắc thêm vào công thức nước ép của mình bao gồm:

  • Rau xanh (cần tây, cải kale, cải bó xôi,…)
  • Củ cải
  • Bông cải xanh
  • Cà rốt
  • Tỏi tây
  • Dưa chuột
  • Ớt chuông

Lưu ý khi uống nước ép rau củ qủa khi mắc bệnh tiểu đường

Theo các chuyên gia, nước ép không chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng như rau củ và trái cây nguyên quả.

Nước ép từ 100% trái cây sẽ làm tăng thành phần carbohydrate của cơ thể và làm tăng lượng đường trong máu, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết của trái cây thấp hơn nhiều so với nước ép trái cây.

Mặc dù uống nước ép có thể là một cách tuyệt vời để bổ sung một số loại rau củ và trái cây vào chế độ ăn uống của bạn, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý đến những gì có trong những loại nước ép này và cách tiêu thụ chúng.

  1. Uống nước ép trái cây trong bữa ăn. Bằng cách này, bạn sẽ có được chế độ dinh dưỡng hợp lý như chất xơ, protein và khoáng chất, giúp giảm lượng đường trong máu.
  2. Uống từng phần nhỏ nước ép. Hạn chế lượng tiêu thụ vào khoảng ½ ly hoặc chỉ 1 ly thôi. Và không uống thường xuyên các loại nước ép làm từ 100% các loại trái cây có vị ngọt nhiều.
  3. Trong công thức ép nước dành cho người tiểu đường, hãy ưu tiên các loại rau củ ít ngọt.
    Bạn có thể tham khảo tỷ lệ công thức nước ép 80/20: tức là có 80% là rau củ và 20% trái cây để có 1 ly nước ép xanh tốt cho sức khỏe.
    Đơn giản hơn, bạn có thể ép 4 phần rau xanh, củ quả ít ngọt (cải bó xôi, dưa chuột, ớt chuông…) với 1 phần trái cây (táo, lê, ổi..).
    Điều này sẽ không làm tăng lượng đường trong máu và giúp tạo thêm vị ngọt tự nhiên cho nước ép.
  4. Khi đã làm quen với nước ép, không cần sự “hỗ trợ” của trái cây làm tăng vị ngọt nữa, bạn có thể tiến đến nước ép xanh nguyên chất như các loại nước ép cần tây, nước ép cải bó xôi…
    Các loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cải thiện lượng đường trong máu.
  5. Chọn các loại rau củ không chứa tinh bột như cải xoăn, dưa chuột, rau bina, v.v. trong chế độ ăn uống của bạn.

Các loại nước ép rau củ quả tốt nhất cho bệnh tiểu đường là gì?

Khi nói đến việc chọn nước ép dành cho người mắc bệnh tiểu đường, hãy tránh hoàn toàn việc mua nước trái cây đóng chai/công nghiệp chứa nhiều đường và thay vào đó hãy tự làm nước ép tại nhà.

Cách tốt nhất để chiết xuất nước ép từ rau củ quả tươi tại nhà đó chính là máy ép chậm. Máy ép chậm sẽ giúp lấy được tối đa dinh dưỡng tự nhiên của rau củ quả, nhờ công nghệ ép chậm tiên tiến không sinh nhiệt và giảm thiểu quá trình oxy hóa. Nước ép thu được sẽ đậm vị và chất lượng cao hơn các phương pháp ép nước truyền thống.

Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào thực hiện các công thức nước ép rau củ quả này, bạn nên cân nhắc những điều sau:

  • Chọn rau củ và trái cây ít đường, chẳng hạn như quả mọng, dưa chuột, cần tây và rau bina.
  • Hãy chú ý đến lượng đường trong máu, ngay cả khi bạn làm nước ép rau củ quả có chỉ số đường huyết thấp.
  • Uống nước ép có chừng mực, áp dụng vào chế độ ăn uống cân bằng.

Nếu nước ép chanh, bưởi không phải là lựa chọn đồ uống hàng đầu của bạn, vẫn có những loại nước ép khác có thể là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm:

Nước ép cà chua

Nuoc Ep Rau Cu Qua Cho Nguoi Benh Tieu Duong

Nước ép cà chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó đã được biết là làm giảm nguy cơ đông máu, một vấn đề phổ biến đối với những người mắc bệnh tiểu đường do nguy cơ phát triển chứng xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch.

Nước ép quả lựu

Nước ép này rất giàu chất xơ, folate, kali và chứa nhiều vitamin C. Nước ép này cũng chứa nhiều loại chất chống oxy hóa cụ thể. Ngoài ra, vì có chỉ số đường huyết thấp nên nước ép lựu là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.  

Các nghiên cứu đã báo cáo rằng chúng có lợi trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và một số biến chứng của nó.  

Nước ép cà rốt

Mặc dù cà rốt có vị ngọt nhưng chúng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Cà rốt cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và carotenoids có thể dùng như chất chống oxy hóa và giúp ích cho cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hạn chế khẩu phần nước ép này vì mặc dù có chỉ số đường huyết thấp nhưng một khẩu phần nước ép cà rốt 250gm sẽ chứa 23gm carbs.

Các công thức nước ép mix rau củ quả nên thử

Nước ép cải bó xôi, cà rốt và táo: Công thức nước ép thải độc

Nước ép cần tây - cà rốt - cải bó xôi

Công thức:

  • 1 củ cà rốt
  • 1 chén rau cải bó xôi
  • 2 quả táo xanh/đỏ
  • 1 quả chanh

Sự kết hợp của cà rốt, táo, chanh và cải bó xôi mang đến một thức uống thơm ngon và bổ dưỡng. Loại nước ép này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa và ổn định huyết áp. Với rất nhiều lợi ích mang lại, đây là loại nước ép trái cây lý tưởng cho bệnh tiểu đường.

Rau cải bó xôi là một trong nhiều loại rau lá xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong nhiều năm qua để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể thêm một mẩu gừng nhỏ để làm hương vị phong phú hơn và kích thích vị giác.

Nước ép Cần tây – Cải bó xôi – Táo điều chỉnh glucose

Nước ép Cần tây - Cải bó xôi- Táo

Nguyên liệu cho ly nước ép Cần tây – Cải bó xôi – Táo cần có:

  • 5 bẹ cần tây size lớn (hoặc 8 bẹ size trung bình)
  • 1 quả dưa leo
  • 1 quả táo xanh (táo xanh tốt hơn táo đỏ, nhưng vẫn có thể thay thế nếu không có táo xanh)
  • 5 nhánh cải bó xôi

Đây là một trong những công thức làm nước ép đơn giản nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường, là sự kết hợp của các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cần tây kết hợp với táo và dưa chuột.

Các thành phần có trong nước ép rau củ là chất điều hòa và làm giảm lượng đường cao trong máu. Uống loại nước ép này 3 lần mỗi tuần hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường.

Nước ép Mướp đắng – Dưa chuột – Táo tốt cho bệnh tiểu đường

Nước ép Mướp đắng - Dưa chuột - Táo

Công thức:

  • 1 quả mướp đắng lớn
  • 1 quả dưa chuột
  • 1/2 quả chanh (đã gọt vỏ)
  • 1 quả táo
  • 1 lát gừng

Công thức giúp cân bằng lượng đường và là loại nước ép rau củ quả tốt nhất cho bệnh tiểu đường được làm từ mướp đắng. Nó rất giàu Charantin, có đặc tính chống tiểu đường và làm giảm lượng đường trong máu. Nó cũng chứa các chất hoạt động giống như insulin, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

Một số loại nước ép dành cho bệnh tiểu đường có thể không ngon nếu chỉ có nguyên liệu chính (ví dụ như mướp đắng hay cần tây). Để làm cho chúng ngon miệng hơn một chút, bạn có thể thêm táo, chanh và dưa chuột rồi ép tất cả lại với nhau.

Mặc dù không có quy tắc cụ thể nào cho chế độ ăn uống, nhưng những người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến mọi thứ, đặc biệt là khi quản lý lượng đường trong máu. Hãy áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, quản lý lượng carbohydrate nạp vào và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Bạn có thể sử dụng nước ép an toàn bằng cách theo dõi lượng đường trong máu và tham khảo lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình trước khi kết hợp vào chế độ ăn nhé.

Tác giả: Omega Juicers Việt Nam

Tài liệu tham khảo: https://healthmatch.io/type-2-diabetes/juice-for-diabetes-type-2#when-should-i-see-a-dietician

Liên hệ Hotline: 1800.8124 (Miễn phí cước) Zalo Tư vấn miễn phí qua Zalo