Câu trả lời cho việc “Uống nước ép mỗi ngày có tốt không?” sẽ luôn là có và không, tuỳ thuộc vào số lượng nước ép bạn sử dụng và tình trạng cơ thể. Nước ép đơn giản là phần nước được ép ra từ một hay nhiều loại rau, củ quả, trái cây. Nghe thì đơn giản để uống vì quan niệm rau củ quả luôn có nhiều lợi ích. Nhưng uống sao cho đúng, cho khoẻ thì cần tìm hiểu kỹ hơn đấy!
Từ ăn vặt sang “vặt lá xanh”, ăn sao cho đúng?
Chúc mừng bạn! Ắt hẳn khi tìm đến bài viết này bạn đã bắt đầu hành trình từ bỏ thói quen ăn vặt sang sống xanh, sống khoẻ. Tưởng chừng uống nước ép mỗi ngày là bước cơ bản, thế nhưng lại có rất nhiều điều về dinh dưỡng cần lưu ý nhé.
Việc chuyển đổi từ ăn vặt sang sống xanh thật không dễ dàng, nhưng cũng cần có thêm kiến thức để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nhé!
Nếu không hiểu rõ về dinh dưỡng và cách làm sẽ gây biến chất và có hại cho sức khoẻ. Bạn cũng đừng vội nản chí. Omega đã tổng hợp 5 lưu ý đơn giản để uống nước ép đúng cách và tăng cường sức khoẻ. Đồng thời tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Uống nước ép mỗi ngày có tốt không?” nhé.
Uống nước ép mỗi ngày có tốt không?
Mấu chốt gây hại khi uống nước ép thường xuyên không nằm ở vấn đề uống mỗi ngày. Mà nằm ở cách chọn nguyên liệu, công thức ép, bảo quản, liều lượng… bị thực hiện sai cách!
Dưới đây là các cách mà Omega đã liệt kê bạn cùng đọc và kiểm tra xem việc uống nước ép mỗi ngày đã được thực hiện đúng chưa nhé.
1. Rửa sạch nguyên liệu trước khi ép
Đây là bước đặc biệt quan trọng cần làm vì nếu nguyên liệu còn thừa tạp chất, thuốc trừ sâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đường ruột.
Bạn nên nhớ chúng ta đang sử dụng rau, củ, quả sống, không qua quá trình nấu chín. Vì vậy sẽ không có cơ hội triệt tiêu các tạp chất gây hại. Cách duy nhất chỉ có thể là rửa và rửa thật sạch.
Bất kỳ loại nước ép nào dù có tốt tới đâu nhưng nếu bị lẫn tạp chất sẽ phá hỏng dưỡng chất và gây độc. Ít nhất cần loại bỏ đa số các bụi, đất, bám trên bề mặt, đồng thời cả các loại công trùng. Bạn sẽ không bao giờ biết được các loại rau, củ quả đã trải qua những gì trước khi được mua mang về.
Đôi khi các loại rau vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu, bạn nên học tập các mẹ tại nhà, trước khi ăn luôn rửa thật sạch nhé.
2. Ưu tiên công thức nhiều rau xanh
Ép sai công thức, không khoa học là nguyên nhân hàng đầu khiến càng uống càng giảm sức khoẻ và nghĩ rằng uống nước ép hằng ngày sẽ gây hại. Cũng bởi nhiều người có thói quen bỏ tất cả nguyên liệu vào ép, không có định lượng hay công thức cụ thể.
Đa số chúng ta sẽ cho nhiều trái cây để có vị ngọt dễ uống. Nhưng đây là nguyên nhân chính gây tăng cao lượng đường trong máu vì đa số trái cây đều chứa đường fructoza và đường glucoza. Cực kỳ có hại lâu dài với người mắc các bệnh tiểu đường. Đồng thời lượng đường quá nhiều cũng sẽ gây nóng trong, nổi mụn với một số cơ địa.
Một quy tắc làm nước ép cực tốt và không gây hại chính là 80/20. Khi chọn nguyên liệu, bạn nên làm theo quy tắc 80% rau xanh và 20% trái cây. Điều này giúp tăng lượng chất xơ hoà tan và giảm lượng đường tự nhiên trong nước ép.
Với công thức này tỷ lệ rau xanh và trái cây sẽ hài hòa với nhau. Rau xanh chứa nhiều diệp lục, Vitamin A, B, C, D, K caroten, anbumin, a-xit nicotic…có lợi tuyệt đối cho sức khoẻ. Thế nhưng sẽ hơi khó uống, vì vậy bạn vẫn có thể đưa một phần trái cây để giảm bớt vị chát và ngây của rau.
Sau khi đã quen, bạn có thể dần dần giảm bớt lượng trái cây ngọt nhưng vẫn nên duy trì một phần. Từ đó bạn sẽ hình thành thói quen uống nước ép đúng khoa học và đảm bảo sức khoẻ.
- Các loại rau xanh nên dùng như: Cải Kale, cần tây, cải bó xôi, xà lách, cải thìa, cải bắp, cà rốt, củ dền, củ cải đỏ, cà chua, dưa chuột, bí ngòi, ớt chuông, bông cải xanh, rau diếp cá,…
- Các loại quả chứa nhiều đường: Xoài,lê, dưa hấu, chuối, bơ, dưa lưới, đu đủ,…
3. Uống ngay sau khi ép
Nhiều người vẫn có thói quen trữ nước ép cho cả tuần. Điều này thực sự có hại cho sức khoẻ.
Vì sau khi ép các Vitamin sẽ tiếp xúc với không khí, ánh sáng và bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Đồng thời các Enzyme tự nhiên từ rau, củ, quả sẽ bắt đầu phân hủy từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.
Cốt lõi của việc sử dụng rau, củ quả tươi sống là để chúng ta hấp thụ được lượng Enzym này. Vì nếu khi nấu chín quá 115 độ C chúng sẽ bị phân huỷ hoàn toàn. Vì vậy bạn nên sử dụng nước ép ngay sau khi ép, để bảo toàn tối đa lượng Enzyme này nhé.
Đa số nước ép khi để lâu sẽ có vị chua khác thường, không còn ngon khi uống lúc tươi.Tốt nhất trong vòng 30 phút sau khi ép bạn nên uống ngay. Còn không, có thể bảo quản tối đa 72 giờ trong tủ lạnh. Nhưng tốt nhất bạn chỉ nên ép đủ lượng để sử dụng trong ngày.
4. Uống nước ép với liều lượng vừa đủ
Đây cũng là vấn đề đáng quan ngại, vì nhiều người Việt Nam có quan niệm là nhiều còn hơn thiếu. Bất kể loại thực phẩm nào cũng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ. Cơ thể cũng cần khả năng thích nghi và cần thanh lọc vừa sức.
Bạn uống nước ép thì cơ thể vẫn cần thanh lọc để hấp thu và loại bỏ những gì không thể hấp thụ. Nếu bắt cơ thể thanh lọc quá nhiều sẽ gây hại cho gan và thận.
Bạn nên sử dụng nước ép với liều lượng vừa đủ để cơ thể làm quen dần với các dưỡng chất
Liều lượng tốt nhất để uống mỗi ngày như sau:
- Trẻ em trên 7 tuổi và người lớn không nên uống quá 240ml nước ép.
- Trẻ em từ 4 – 6 tuổi là 180ml/ngày.
- Trẻ em 1 – 3 tuổi là 120ml/ngày.
- Đối với trường hợp bị thừa cân, tiểu đường cần tìm hiểu kỹ về nguyên liệu như mục 2 bên trên để tránh các loại hoa quả nhiều đường.
5. Tránh hâm nóng nước ép
Nhiều người có thói quen trữ nước ép trong tủ lạnh để uống dần và hâm nóng mỗi khi sử dụng. Đây là việc làm cực kỳ sai lầm, thậm chí ngay khi được ép xong các dưỡng chất đã bắt đầu phân huỷ và cần uống ngay.
Còn nếu hâm nóng sẽ phá huỷ hoàn toàn các Enzyme và Vitamin nguyên chất trong đó. Đặc biệt các Vitamin C. Việc này còn khiến các Vitamin bị biến chất, không chỉ mất đi hoàn toàn các lợi ích mà còn gây hại cho sức khoẻ.
Hy vọng với 5 lưu ý trên từ Omega, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng nước ép. Câu hỏi: “Uống nước ép mỗi ngày có tốt không?” sẽ là câu hỏi muôn thủa đối với bất kỳ ai tìm hiểu về sống xanh. Bạn chỉ cần nhớ mấu chốt ở đây không phải là uống mỗi ngày mà nằm ở nguyên liệu, cách uống, liều lượng, bảo quản.
Uống nước ép mỗi ngày có bị mất chất xơ không?
Một vấn đề liên quan tới uống nước ép mỗi ngày là suy nghĩ bỏ phí chất xơ trong phần bã sau khi ép. Nhiều người quan niệm rằng phần bã bỏ đi thật sự mới chứa đựng nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá.
Liệu điều này có đúng?
Để làm rõ thì 1 – 2 cốc nước ép mỗi ngày sẽ không phải là toàn bộ chế độ ăn (gồm chất xơ) của bạn. Nước ép sẽ chỉ là thực phẩm bổ sung hằng ngày. Bạn không thể phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.
Bên cạnh đó, mục đích của nước ép là để bạn cần hấp thụ nhiều dưỡng chất quan trọng hơn mà bình thường cơ thể khó hấp thụ được. Khi ép, sẽ giúp các dưỡng chất được tách rời ra khỏi “chất xơ”. Bạn sẽ dễ dàng hấp thụ chúng hơn thay vì để cơ thể sử dụng nhiều enzyme phân tách dưỡng chất khỏi chất xơ.
Cơ thể chúng ta đã nạp đủ chất xơ trong thực đơn hằng ngày. Vì vậy nước ép được xem là cách bổ sung các dưỡng chất mà thường ngày cơ thể khó hấp thụ
Chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá?
Với ý kiến cho rằng càng nhiều chất xơ thì sẽ càng tốt cho việc tiêu hoá, bài tiết. Thực tế đây mới chỉ là ngọn của vấn đề. Cơ thể không tiêu hoá được chất xơ, thế nhưng cái hay là cơ thể của chúng ta sẽ dùng chất xơ giống như một “công cụ” để bài tiết dễ dàng hơn.
Nhưng thực tế cơ thể không cần một lượng chất xơ nhiều như vậy. Bản chất vấn đề nằm ở việc, đường ruột chúng ta theo thời gian sẽ ngày suy yếu, việc tiêu hoá khó khăn hơn. Việc uống nước ép sẽ giúp đường ruột của bạn được nghỉ ngơi, và dần dần phục hồi một cách triệt để.
Nhìn chung chất xơ chỉ đơn giản là thứ định hình các loại rau củ quả, chúng có mặt như một kết cấu giữ các tế bài thực vật. Chính các tế bào thực vật này mới là nơi cất giữ dưỡng chất thực sự. Ngoài chất xơ giúp quá trình bài tiết nhanh hơn thì thực vấn đề chữa lành hệ tiêu hoá của cả cơ thể sẽ quan trọng hơn rất nhiều.
Một lần nữa bạn vẫn nên nhớ, ngoài nước ép, trong thực đơn cả ngày, bạn vẫn có thể nạp đầy đủ chất xơ và thậm chí còn dư thừa hơn mức cần thiết.
Vậy bạn đã hiểu câu trả lời có và không cho câu hỏi: “Uống nước ép mỗi ngày có tốt không” rồi chứ? Có nếu dùng sai cách và không nếu chúng ta có đủ kiến thức. Hy vọng sau 2 phần trên bạn đã an tâm hơn phần nào với lựa chọn nước ép trong thực đơn sống xanh của mình nhé.
Xem thêm:
- 7 sai lầm khi uống nước ép bạn cần tránh
- Máy ép chậm trục ngang hay trục đứng tốt hơn? So sánh chi tiết
Gợi ý công thức nước ép mỗi ngày
Nếu bạn đang phân vân vì chưa biết lựa chọn uống gì cho cả tuần thì có thể tham khảo các gợi ý từ Omega nhé. Có thể áp dụng vòng quanh cho cả tuần.
Thứ 2: Nước ép củ dền
Nước ép củ dền giúp cải thiện tình trạng bệnh tật, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch
Món này sẽ bao gồm: 3 củ dền, 1 quả cam, nửa quả dưa chuột và rau cải xoăn.
Giúp cải thiện tình trạng bệnh tật, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch và còn nhiều tác dụng tuyệt vời hơn nữa tới sức khỏe và đề kháng của bạn.
Thứ 3: Nước ép cỏ lúa mì và dứa (thơm)
Thức uống cỏ lúa mì giúp giúp cho cơ thể bạn được tăng cường miễn dịch, trị cảm lạnh, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Y như tên gọi, món này sẽ chỉ có 2 nguyên liệu chính: Cỏ lúa mì và thơm. Hai loại thức uống dinh dưỡng này giúp cho cơ thể bạn được tăng cường miễn dịch, trị cảm lạnh, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Thứ 4: Nước ép cam cà rốt
Món này sẽ bao gồm: 2 củ cà rốt, 1 quả cam, 1 quả táo và vài nhánh Gừng.
Không chỉ mang đến tác dụng giải khát tuyệt vời trong mùa hè nóng bức mà còn chứa nhiều loại vitamin và dưỡng chất như vitamin C, A, B6 và kali giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm đẹp da, thải độc và hỗ trợ tiêu hóa.
Thứ 5: Nước ép cần tây
Nước ép cần tây tuy khó uống khi chua quen nhưng lại có cực nhiều dưỡng chất
Món này sẽ bao gồm: 3 nhánh cần tây, 1 quả cam, 1 miếng dứa, 1 nắm rau bạc hà.
Nếu cảm thấy cần tây hơi khó uống và cảm giác “say”. Vậy thì cam và dứa sẽ là lựa chọn bổ sung hoàn hảo để dễ uống hơn. Đi kèm với vài lá húng bạc hà, húng peppermint hoặc chocomint sẽ mang lại hương vị thanh mát cực sảng khoái.
Thứ 6: Nước ép cóc
Nước ép cóc chứa nhiều Vitamin C và chất sắt giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, giúp tổng hợp collagen và protetin
Món này sẽ bao gồm: 3 quả cóc, nửa quả dứa, 2 nắm nho, 1 quả cam.
Thông thường nước cóc khi uống riêng sẽ rất gắt vì chưa nhiều vitamin C. Nhưng khi kết hợp với các nguyên liệu trên, Omega đảm bảo bạn sẽ cảm nhận mọi hương vị đang nhảy múa khi uống. Với thành phần nhiều Vitamin C và chất sắt trong quả cóc, bạn sẽ được giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, tổng hợp collagen và protetin đồng thời chống lại các gốc tự do.
Thứ 7: Nước ép rau má và ổi
Nước ép rau má giàu Vitamin C, beta-carotene và mangan giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện quá trình tiêu hóa ngừa tình táo bón.
Món này sẽ bao gồm: 2 nắm rau má, 2 quả ổi vừa, nửa quả dứa nhỏ.
Đối với nhiều người rau má sẽ hơi khó uống vì mùi vị có chút đắng và ngang. Thế nhưng thay vì pha thêm nước hoặc đường, chúng ta sử dụng dứa và ổi để giảm vị đắng nhé.
Rau má giàu Vitamin C, beta-carotene và mangan, có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Chủ nhật: Nước ép bắp cải tím
Nước ép bắp cải tím có tác dụng nhuận tràng, sạch hệ tiêu hoá. Đặc biệt dành cho người bị viêm loét dạ dày
Món này sẽ bao gồm: 1/4 cây bắp cải tím, 1 nắm nho, nửa quả dứa và nửa quả chanh.
Bắp cải thực ra không phải loại rau dễ uống vì mùi vị nồng. Tuy nhiên bắp cải lại có tác dụng nhuận tràng cực tốt, sạch hệ tiêu hoá. Đặc biệt nếu bị viêm loét dạ dày, axit glutamic sẽ giúp hệ tiêu hoá của bạn tốt lên trông thấy.
Phần kết
Nước ép vốn dĩ là một loại thức uống lành mạnh nếu chúng ta biết sử dụng một cách khoa học. Khi đã chọn đúng hướng đi, việc uống nước ép mỗi ngày sẽ luôn là lựa chọn chính xác trong hành trình sống xanh.
Hy vọng bạn đã nắm rõ về lợi ích từ nước ép và có câu trả lời cho câu hỏi “Uống nước ép mỗi ngày có tốt không?”. Đồng thời, Omega Việt Nam mong bạn sẽ thấy thêm yêu lối sống xanh hơn nhiều lần khi đã có đủ kiến thức. Cảm ơn bạn đã đọc thông tin từ Omega Việt Nam
Tác giả: Omega Juicers Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
1. Sách “Chào Juice!” – Tác giả Trần Thanh Huyền
2. Sách “Cơ thể tự chữa lành 6” – Tác giả Anthony William